Bất động sản

Bất động sản 2019 vẫn lo tồn kho

Trung Anh Thứ Sáu | 04/01/2019 16:31

Bất động sản quận Bình Tân. Ảnh: Quý Hòa

Tổng giá trị hàng tồn kho bất động sản đã lên đến 201.921 tỉ đồng.
Bất động sản quận Bình Tân. Ảnh: Quý Hòa

Bộ Xây dựng cho biết tồn kho bất động sản đến 20.12.2018 còn khoảng 22.825 tỉ đồng, giảm hơn 105.000 tỉ đồng so với lúc đỉnh điểm quý I/2013. So với cùng kỳ năm 2017, tồn kho đã giảm hơn 2.500 tỉ đồng. Năm qua, giá cả bất động sản không biến động nhiều so với năm 2017, lượng hàng tồn kho tiếp tục giảm; cơ cấu hàng hóa được điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa công bố báo cáo nêu nhiều mối quan ngại cho thị trường địa ốc TP.HCM. Theo HoREA có nhiều thách thức đáng lưu tâm vì có thể tác động không tốt đến thị trường bất động sản 12 tháng tới. Trong đó, có nguy cơ về tồn kho lớn trong bối cảnh dấu hiệu dư thừa nguồn cung trong phân khúc bất động sản cao cấp và rất thiếu nhà ở trong phân khúc bình dân.

Hàng tồn kho của 65 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán có tổng giá trị rất lớn, trong đó, có một số doanh nghiệp của  TP.HCM. Thống kê từ 65 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán của cả nước thì tổng giá trị hàng tồn kho đã lên đến 201.921 tỉ đồng. Cơ cấu hàng tồn kho này bao gồm: tồn kho trong quá trình phân phối, lưu thông; tồn kho do doanh nghiệp chủ động lùi tiến độ mở bán; tồn kho do chưa tiêu thụ được.

Bat dong san 2019 van lo ton kho
 

Hàng tồn kho bất động sản theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và hàng tồn kho trong quá trình phân phối, lưu thông là điều bình thường. Điều đáng quan tâm là hàng tồn kho do đã đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được, bị ế, có tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp và quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại trong vấn đề nợ xấu và an toàn tín dụng.

Nguồn cung về nhà ở xã hội còn rất hạn chế tại thời điểm này và trong thời gian tới, chưa thể đáp ứng nhu cầu của người nghèo, người thu nhập thấp. Vì thế, nhu cầu về nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ, giá thấp là rất lớn, trong khi pháp luật lại chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phân khúc này.

Quyết định của UBND TP HCM phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2025 đã không cho phép phát triển dự án chung cư cao tầng tại khu vực trung tâm thành phố đến năm 2020.

Điều này đã tạo lợi thế "độc quyền" cho một số chủ đầu tư có dự án hiện hữu, đồng thời làm sụt giảm nguồn cung dự án, nguồn cung nhà ở trong thời gian qua và cả trong năm 2019.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày