Doanh Nghiệp

Điểm nóng Vinaconex

Thanh Hương Thứ Tư | 14/11/2018 17:40

Quá nhiều thông tin bất ngờ về Công ty Vinaconex, sau khi Viettel tuyên bố muốn bán toàn bộ cổ phần của công ty này trong thời gian gần.

Vừa thông báo sẽ khóa room ngoại về 0%, thì thông tin về 2 đối tác có đủ điều kiện tham gia đấu giá lần này cũng được thông qua là Bất động sản Cường Vũ và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam. Vì sao, Vinaconex lại nới room trong thời điểm này, và lý do gì khiến hai công ty tham gia mua lại Vinaconex?

Vì sao phải khoá room ngoại?

Theo đó, Ủy ban Chứng khoán đã xác nhận về việc Vinaconex xác định tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là mức 0% vốn điều lệ. Trong đó, có hai vấn đề chính.

Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 10,86% vốn cổ phần tại VCG bao gồm PYN Elite Fund (sở hữu 31,37 triệu cổ phiếu, tương đương 7,1%) và Market Vector Vietnam ETF (sở hữu 7,9 triệu cổ phiếu, tương đương 1,79% số liệu cập nhật tại thời điểm 9.11), ngoài ra còn nhiều nhà đầu tư ngoại cá nhân khác.

Khi Vinaconex khóa room ngoại về 0%, các nhà đầu tư này có phải bán ngay lập tức hay được phép bán dần và không được mua lại nữa.

Thứ hai, việc khóa room ngoại để phục vụ cho việc bán vốn của SCIC tại VCG. Ngày 22.11 tới đây SCIC cùng Viettel đều tổ chức bán đấu giá trọn lô số cổ phần Vinaconex đang nắm giữ, lần lượt 255 triệu cổ phần Vinaconex (tương đương 57,71% vốn) và 94 triệu cổ phiếu (tương đương 21,28% vốn).

Tổng khối lượng chào bán là 349 triệu cổ phần (gần 79% vốn). Với giá khởi điểm 21.300 đồng/cp, tổng giá trị chào bán là 7.433,7 tỉ đồng.

Vinaconex cũng đã bổ sung thông tin về đợt chào bán quy định tỷ lệ sở hưu nước ngoài tại Vinaconex tối đa là 0% kèm theo ghi chú: "Trong trường hợp có mâu thuẫn về nội dung tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Vinaconex tại Bản công bố thông tin và Quy chế đấu giá với nội dung trên đây thì nội dung trên đây sẽ được ưu tiên áp dụng".

Theo thông tin từ Vinaconex, danh sách ngành nghề kinh doanh của công ty đang có hoạt động xuất khẩu lao động và xuất khẩu thuốc lá, đây là ngành nghề có điều kiện giới hạn room ngoại ở 0%. Ngành nghề cốt lõi của Vinaconex là bất động sản cũng giới hạn tỉ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 49%. Vì vậy, việc này khóa room cũng không ảnh hưởng nhiều khi SCIC bán trọn lô 57,7% vốn của Vinaconex.

Đối với đợt cổ phần hóa sắp tới, khối ngoại sẽ không được tham gia hoặc nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập các doanh nghiệp trong nước, để đấu giá thông qua đơn vị này tương tự như thương vụ mua Sabeco.

Diem nong Vinaconex
 

Đối tác nội, anh là ai?

Hai doanh nghiệp tham gia đấu giá đều liên quan đến lĩnh vực Bất động sản. Đây cũng là thế mạnh của Vinaconex. Doanh nghiệp này có nhiều dự án khá lớn và cả dự án đất vàng tại Hà Nội.

Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam được thành lập vào 26.1.2010 với có trụ sở chính tại số 135 đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Công ty có tên cũ là Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Đô thị Thăng Long Việt Nam.

Khi mới thành lập, Thăng Long Việt Nam có vốn điều lệ 120 tỉ đồng và vốn pháp định 6 tỉ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm 6 cá nhân, trong đó ông Nguyễn Văn Đức là cổ đông lớn nhất chiếm 37% vốn điều lệ, tương đương 44,4 tỉ đồng.

Người đại diện theo pháp luật của Thăng Long Việt Nam là Tổng giám đốc Trịnh Cần Chính. Địa chỉ của ông Chính tại số 34 Hoàng Diệu, Hà Nội cũng chính là căn biệt thự 3.000m2 của Nhà tư sản Trịnh Văn Bô.

Còn Bất động sản Cường Vũ là doanh nghiệp non trẻ khi được thành lập vào ngày 7.11.2017, tại TP HCM. Người đại diện theo pháp luật là Giám đốc Vũ Xuân Cường có nơi ở trùng với địa chỉ Công ty Cường Vũ. Ngành nghề kinh doanh chính của Cường Vũ là xây dựng nhà các loại, quy mô vốn điều lệ 20 tỉ đồng.

Trước đó, Viettel đã thông báo đấu giá trọn lô hơn 94 triệu cổ phiếu VCG, tương đương với tỷ lệ 21,28% vốn điều lệ Vinaconex. Giá khởi điểm trọn lô cổ phần là hơn 2.002,4 tỉ đồng. Nhà đầu tư tham gia sẽ đặt cọc 10% giá trị lô, tương đương 200,24 tỉ đồng. Phiên đấu giá tổ chức vào 22.11.

Cùng với Viettel, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng quyết định đấu giá theo lô toàn bộ gần 255 triệu cổ phiếu VCG, ứng với tỉ lệ 57,71% vốn với giá trọn lô 5.431 tỉ đồng. Buổi đấu giá cũng dự kiến vào ngày 22.11.

Về kết quả kinh doanh, Tổng công ty vẫn đang phấn đấu để hoàn thành kế hoạch năm. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu VCG giảm 4% còn 6.381 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 368 tỉ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2018, VCG đặt mục tiêu kinh doanh với 4.492 tỉ doanh thu và 491 tỉ lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành gần 75% kế hoạch năm.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày