Tài Chính

Người thắng, kẻ bại trong 6 kịch bản kinh tế thế giới

Thứ Sáu | 09/09/2016 17:14

Dưới đây là cụ thể sáu kịch bản kinh tế thế giới và người thắng, kẻ bại trong từng trường hợp.

Theo Business Insider ngân hàng Đức Deutsche Bank viết trong một ghi chú: “Tăng trưởng toàn cầu vẫn được xem là đang trên đà phục hồi từ từ, hướng tới xu hướng cơ bản 3,5% so với cách đây một năm. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận có nhiều sự kiện tiềm năng khó lường có thể thay đổi con đường này”.

Một nhóm nhà phân tích Deutsche Bank dẫn đầu là ông Peter Hooper sử dụng phương pháp để thử và tính GDP của một số nước nhất định khi phản ứng với nhiều sự biến kinh tế. Dưới đây là cụ thể sáu trường hợp.

1. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất

Nguoi thang, ke bai trong 6 kich ban kinh te the gioi

Tác động lên GDP thực của các nước sau hai năm Fed nâng lãi suất

Fed nâng lãi suất lên 25 điểm cơ bản sẽ khiến GDP thực toàn cầu thấp hơn 0,4 điểm phần trăm, GDP thực của Mỹ giảm khoảng 0,5 điểm phần trăm. “Tác động lên GDP thực của một số nước phát triển - trong đó có Anh, Canada và Úc - cũng đáng kể, dao động từ 0,4 đến 0,7 điểm phần trăm trong hai năm”, lưu ý của Deutsche Bank cho biết.

2. Giá dầu tăng 10%

Nguoi thang, ke bai trong 6 kich ban kinh te the gioi

Tác động lên GDP một số nước hai năm sau khi giá dầu tăng 10%

“Giá dầu cao hơn giúp thúc đẩy tích cực GDP của các nước xuất khẩu dầu mỏ, bao gồm Mexico, Ả Rập Xê Út, Canada. Trong khi đó các nước nhập khẩu dầu như Singapore, Hàn Quốc và Indonesia chịu mức giảm lớn nhất trong GDP thực hai năm sau, khoảng 0,25 đến 0,5 điểm phần trăm tổng sản lượng quốc nội”.

3. Chứng khoán thế giới giảm 6%

Nguoi thang, ke bai trong 6 kich ban kinh te the gioi

Tác động lên GDP một số nước hai năm sau khi chứng khoán toàn cầu lao dốc

Đợt bán tháo mạnh trong thị trường chứng khoán thế giới “tạo nên lực cản đáng kể với tăng trưởng thế giới” trong khoảng thời gian sau đó. GDP thực toàn cầu giảm khoảng 0,5 điểm phần trăm nếu điều này xảy ra.

“Mức sụt giảm lớn nhất chủ yếu được cảm nhận ở các nền kinh tế mới nổi, những nước có xu hướng nhạy cảm hơn với những thay đổi trong tâm lý rủi ro toàn cầu. Điều này cũng có thể để lại ảnh hưởng bất lợi lớn đối với dòng vốn và định giá tiền tệ. Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Mexico, tất cả đều trải qua mức suy giảm trong GDP giữa 1 đến 2 điểm phần trăm”, lưu ý của Deutsche Bank cho hay.

4. Kinh tế Trung Quốc chậm lại

Nguoi thang, ke bai trong 6 kich ban kinh te the gioi

Tác động lên GDP một số nước hai năm sau khi kinh tế Trung Quốc đi chậm lại

Nếu Trung Quốc tăng trưởng chậm lại 1 điểm phần trăm, GDP toàn cầu (không gồm Trung Quốc) sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm. Các nền kinh tế mới nổi có quan hệ kinh tế, tài chính mật thiết với Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất.

5. Trung Quốc phá giá nhân dân tệ

Nguoi thang, ke bai trong 6 kich ban kinh te the gioi

Tác động lên GDP một số nước hai năm sau khi nhân dân tệ bị phá giá 10%

Chuyện nội tệ Trung Quốc bị phá giá ít là mối lo ngại hơn so với việc kinh tế nước này đi chậm lại. Trong trường hợp này, GDP thực được cho là sẽ giảm 0,2 điểm phần trăm.

6. Tổng hợp các sự kiện

Tác động kết hợp của tất cả sự biến trên sẽ khiến GDP toàn cầu giảm hơn 2 điểm phần trăm. Giới chuyên gia Deutsche Bank viết: “Các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực không cân xứng nhìn chung là các nền kinh tế mới nổi, cởi mở và nhỏ hơn như Singapore, Malaysia, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ”.

Nguồn TNO


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày