Thế giới

Chiêu trò của Trump với TPP

Bá Ước Thứ Sáu | 20/04/2018 15:29

Báo mới/Tài chính

Và 11 nước còn lại của TPP đã khắc phục nhiều khác biệt để đạt được thỏa thuận hiện tại và thật khó để thay đổi vì một nước muốn tham gia.
Báo mới/Tài chính

Ông Trump đang đàm phán?

Ông Donald Trump đã tuyên bố khi đang còn tranh cử rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP, một hiệp định mà ông cho là “tồi tệ” cho nước Mỹ. Và ông đã thực điều này ngay tuần đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1.2017.

Bẵng đi 1 năm, trong một bài phát biểu CNBC vào tháng 1, ông Trump lại để ngỏ khả năng quay lại TPP. Khi ấy ông nói rằng Mỹ có thể tái gia TPP nếu thỏa thuận này “có những điều khoản tốt hơn hẳn” những gì mà Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể đem lại cho nước Mỹ.

Gần đây, vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, vốn từng một doanh nhân, đã lại đưa ra những thông điệp trái chiều của ông với TPP.

Có lúc, ông Trump đã yêu cầu các cố vấn xem xét việc tái gia nhập TPP. Thế nhưng, mới đây sau cuộc gặp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Trump đã chia sẻ trên tài khoản Twitter ngày 17.4 rằng: “Có quá nhiều trở ngại đối với TPP khiến thỏa thuận này trở nên không lối thoát”. Tổng thống Mỹ cho biết, ông thích các thỏa thuận thương mại song phương hơn vì “chúng đem lại lợi ích nhiều hơn”.

Thực tế là nhiều chuyên gia của nước Mỹ như cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ - bà Penny Pritzker cho rằng việc Mỹ rời khỏi TPP là một sai lầm. Và thậm chí vào ngày 16.2, 25/51 nghị sĩ đảng Cộng hòa đã gửi thư đề nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump quay trở lại TPP.

Bức thư của các nghị sĩ Mỹ chỉ ra việc tái gia nhập TPP có thể giúp Mỹ thắt chặt quan hệ với các đồng mình và đối tác trong khu vực, đồng thời tạo cơ sở để Mỹ đàm phán lại các thỏa thuận kinh tế với Mexico và Canada. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc đang gia tăng, 25 nghị sĩ Mỹ coi việc gia nhập TPP có thể hạn chế ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc và gây sức ép buộc Bắc Kinh thực thi các cải cách kinh tế.

Những gì đã diễn ra trong mối quan hệ thương mại Mỹ Trung thời gian qua là một chỉ báo, khi mà Mỹ và Trung Quốc đưa ra những tuyên bố đáp trả lẫn nhau, nhưng thực tế giới phân tích cho rằng, khó có khả năng chiến tranh thương mại xảy ra và đây chỉ là chiêu trò của 2 bên trước khi đàm phán về vấn đề thương mại.

Những thông điệp trái chiều của ông Trump dường như là chiêu thăm dò của ông Trump về thái độ của các nước TPP và rằng ông hy vọng các nước này nhượng bộ Mỹ.

Mỹ tham gia thì tốt, không thì cũng không sao

Đây thực là một điều không mới. Chúng ta chắc hẳn còn nhớ đến những kịch tính trong quá trình chốt lại TPP, bên lề Diễn Đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương vào tháng 11 năm ngoái tại Đà Nẵng. Khi ấy, thủ tướng Canada đã bất ngờ không tham gia cuộc họp  giữa đại diện 11 nước để đưa ra thông báo chung về hiệp định vào ngày 10.11.

Canada bày tỏ ý định không vội vàng ký kết thỏa thuận CPTPP nếu không đạt được nhượng bộ về bảo hộ các ngành công nghiệp truyền thống như phim ảnh, truyền hình và âm nhạc. Và sau đó thì như chúng ta biết, các nước đã đạt được thỏa thuận về một hiệp định TPP sửa đổi có tên Hiệp định Tiến bộ và Toàn diện cho quan hệ đối tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Có thể thấy, TPP đã gặp nhiều trắc trở như thế nào khi Mỹ rút lui. Và 11 nước còn lại đã phải khắc phục nhiều khác biệt  có thể tiến tới một thỏa thuận hiện tại và thật khó để thay đổi vì sự tham gia của một nước khác.

Nhật Bản thì từ lâu đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump quay trở lại với TPP sau khi ông tuyên bố rút khỏi thỏa thuận này hồi tháng 1/2017. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ các thành viên TPP có để ngỏ khả năng cho Mỹ quay trở lại đàm phán hay không.
New Zealand, một thành viên của TPP, cảnh báo, Mỹ không thể chỉ đơn thuần “muốn là được quay lại TPP” dù vẫn hoan nghênh khả năng nói trên.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố, sẽ cân nhắc về khả năng Mỹ tái thảo luận về TPP và việc này sẽ chỉ được thông qua nếu được cả 11 nước thành viên TPP chấp thuận.

Trả lời báo giới ngày 19.4, người phát ngôn bộ ngoại gia Việt Nam, bà Lê Thị Thu hằng, cũng nhấn mạnh: "Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là CPTPP là hiệp định thương mại mở, theo đó các nền kinh tế có thể tham gia CPTPP sau khi hiệp định đi vào triển khai trên cơ sở chấp thuận các tiêu chuẩn cao của hiệp định”.

Ông Alan Bollard, Giám đốc Điều hành Ban thư ký APEC, nói với tạp chí Nikkei Asian Review trong một cuộc phỏng vấn gần đây: "TPP-11 đang tiến triển tốt, các nền kinh tế liên quan đã đồng ý, và nó đang bắt đầu. Tất cả các quận đều muốn thấy TPP-11 được thực thi".

CPTPP thiếu Mỹ thì tác động kinh tế của TPP 11 là nhỏ hơn nhiều khi có Mỹ. Nhưng ông Bollard cho biết hiệp định này là "vẫn hấp dẫn", với sự tham gia của Nhật Bản, và thực tế là có nhiều quốc gia như Anh, Thái Lan, Hàn Quốc và mới đây có Indonesia ngỏ ý tham gia.

Theo ông Bollard, ông Trump đang gửi "các tín hiệu trái triều" về TPP, và ông cũng lưu ý rằng các hiệp định thương mại song phương (điều mà ông Trump luôn theo đuổi) là "phương thức không phù hợp và tốn thời gian để thúc đẩy thương mại trong khu vực".

Nguồn Tổng hợp


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày