Thế giới

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 10.400 USD vào năm 2030?

Minh Anh Thứ Hai | 13/05/2019 18:04

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức 10.400 USD vào năm 2030. Nguồn ảnh: VnExpress.net.

Điều này là nhờ Việt Nam sẽ vẫn duy trì được mức tăng trưởng 7% trong thập kỷ tới, theo một báo cáo gần đây của Standard Chartered Ấn Độ.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức 10.400 USD vào năm 2030. Nguồn ảnh: VnExpress.net.

Những năm 2020 được coi là thập kỷ châu Á, khi lục địa này thống trị danh sách các nền kinh tế dự kiến ​​sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 7%.

Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Myanmar và Philippines là các quốc gia châu Á đạt được mức tăng trưởng trên, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi 2 chuyên gia, là bà Madhur Jha, Trưởng phòng nghiên cứu chuyên đề, và ông David Mann, nhà kinh tế trưởng của Standard Chartered Ấn Độ.

Ethiopia và Bờ Biển Ngà cũng có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng 7%, mức tăng trưởng này đồng nghĩa với việc GDP sẽ nhân đôi trong vòng 10 năm.

Điều này giúp thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế nói trên cũng sẽ tăng trưởng mạnh. Trong đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam được Standard Chartered dự báo sẽ đạt mức 10.400 USD vào năm 2030, từ mức khoảng 2.500 USD vào năm ngoái.

7 nền kinh tế kể trên nhiều khả năng sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 7% cho đến năm 2020, trong khi GDP bình quân đầu người cũng tăng mạnh, Ngân hàng Standard Chartered cho biết.

Cũng theo ước tính của Standard Chartered, sự nổi bật của các nước Nam Á trong bảng xếp hạng GDP là vì các nước này sẽ chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới vào năm 2030. Dân số trẻ sẽ là lợi thế cho Ấn Độ, trong khi việc Bangladesh đầu tư vào y tế và giáo dục sẽ giúp tăng năng suất.

Thu nhap binh quan dau nguoi cua Viet Nam se dat 10.400 USD vao nam 2030?
Thu nhập bình quân đầu người (USD) của các nước vào năm 2018 (màu đen) và năm 2030 (màu đỏ). Ảnh: Bloomberg

Sự thống trị của nền kinh tế châu Á trong danh sách là một sự thay đổi lớn so với năm 2010, khi ngân hàng này lần đầu tiên bắt đầu theo dõi các nền kinh tế được dự báo ​​sẽ tăng khoảng 7%.

Trước đó, danh sách này có 10 thành viên chia đều giữa châu Á và châu Phi như, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Nigeria, Ethiopia, Tanzania, Uganda và Mozambique.

Trung Quốc đã vắng mặt trong bảng xếp hạng mới nhất sau khi là thành viên của câu lạc bộ này trong gần bốn thập kỷ. Điều này phản ánh sự suy giảm trưởng kinh tế của Trung Quốc, khi thu nhập bình quân đầu người của nước này tăng cao hơn và sẽ khó đạt tốc độ tăng trưởng cao như trước đây. Standard Chartered ước tính nền kinh tế số 2 thế giới sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,5% trong những năm 2020.

Tăng trưởng của các quốc gia châu Phi-hạ Sahara cũng suy giảm, các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân do đà cải cách của nước này suy yếu.

Tăng trưởng kinh tế nhanh hơn có thể đi kèm với những vấn đề về sự bất bình đẳng trong thu nhập, tội phạm, ô nhiễm, nhưng sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền tích cực, bà Jha và ông Mann đã viết như thế.

“Tăng trưởng nhanh hơn không chỉ giúp mọi người nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói cùng cực, mà còn đi kèm với sức khỏe và giáo dục tốt hơn, cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ”, báo cáo có đoạn. “Thu nhập cao hơn do tăng trưởng nhanh hơn cũng giúp làm giảm sự bất ổn chính trị - xã hội và tạo điều kiện cải cách cơ cấu dễ dàng hơn, tạo ra một chu kỳ tích cực".

Ngoài ra, theo báo cáo này, các nước đạt mức tăng trưởng 7% thường có tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ở mức 20-25% GDP.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày