Công Nghệ

Manabie chuyển đổi số giáo dục

Bảo Trung Thứ Bảy | 22/05/2021 13:30

Thực tế, E-learning (giáo dục trực tuyến) đã vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 và thực sự phát triển từ năm 2015 đến nay. Ảnh: TL.

Mô hình giáo dục trực tuyến kết hợp với ngoại tuyến tối ưu hóa kết quả học tập.
Thực tế, E-learning (giáo dục trực tuyến) đã vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 và thực sự phát triển từ năm 2015 đến nay. Ảnh: TL.

Manabie có nghĩa là “học tập” trong tiếng Nhật, với tiêu chí dạy học xuất phát từ giáo viên nhưng thực học là từ học sinh. Manabie được Takuya Homma sáng lập với mục đích đồng hành cùng học sinh Việt Nam trong quá trình trau dồi và phát triển kỹ năng tự học cũng như kích thích óc tò mò và ham tìm tòi trong học tập.

Với sự bùng nổ của internet và di động, Việt Nam được xem là một thị trường rất tiềm năng cho các mô hình công nghệ giáo dục (EdTech) tại khu vực. Năm 2019, Việt Nam nằm trong Top 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm 44,3%. Theo Ken Research, thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam có thể tăng trưởng với khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019-2023.

Thực tế, E-learning (giáo dục trực tuyến) đã vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 và thực sự phát triển từ năm 2015 đến nay. Tuy nhiên, EdTech của Việt Nam thời điểm hiện tại được đánh giá chỉ mới tương đương với thương mại điện tử cách đây 10 năm. Do đó, các chuyên gia dự đoán thị trường EdTech của Việt Nam có thể đạt giá trị 3 tỉ USD vào năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có dân số trẻ khá lớn với 40% dân số dưới 24 tuổi, trong đó thị trường khối học sinh lớp 12 ở Việt Nam cũng mang nhiều tiềm năng. Kế đến, khi xem xét ở góc độ hẹp hơn, Việt Nam là một quốc gia xem trọng giáo dục. Mặc dù học sinh, sinh viên đạt nhiều thành tích cao trên trường quốc tế nhưng nền giáo dục trong nước vẫn còn nhiều điểm có thể hoàn thiện hơn với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và phương pháp sư phạm mới.

Nhìn thấy tiềm năng này, Takuya Homma, người đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và am hiểu về thị trường Đông Nam Á, đã quyết định thành lập nên Manabie với mong muốn được góp phần vào việc giúp chuyển đổi số thành công tại thị trường Việt Nam.

 

Takuya Homma, sáng lập và CEO của Manabie, chia sẻ: “Ngày càng nhiều học sinh và phụ huynh cởi mở hơn với sản phẩm công nghệ và phương pháp học mới. Do đó, chính họ là những người đầu tiên được học tập và trải nghiệm tính hiệu quả cũng như chất lượng của sản phẩm công nghệ cao”. Với tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, giáo dục cần thích ứng với hoàn cảnh mới bằng việc điều chỉnh sang mô hình mới OMO (online kết hợp với offline, trực tuyến kết hợp với ngoại tuyến) để chuẩn bị và đối phó với những tình huống bất ngờ.

Điểm đặc biệt nhất của Manabie chính là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (A.I) và công nghệ học máy để thiết kế bài giảng cho người học. Các công nghệ như GraphQL, gRPC, kiến thức chuyên môn về xây dựng công nghệ trong ngành giáo dục và Học tập tương thích (Adaptive Learning) với Lý thuyết Ứng đáp câu hỏi (IRT) cũng đang được kết hợp và ứng dụng vào nền tảng của Manabie. Chính điều này đã giúp startup có thể cung cấp một bộ công cụ cho giáo viên Việt Nam để chuyển đổi từ giáo dục đại trà sang cá nhân hóa.

Ảnh:
Với tư duy dựa trên kết quả bằng những dữ liệu đo lường rõ ràng, Manabie có thể giúp cho học viên hoàn thiện cả về học tập trên trường lớp lẫn phát triển bản thân. Ảnh: TL.

Theo Takuya Homma, Manabie tự tin là đơn vị duy nhất đang vận hành mô hình học tập OMO đặc biệt này trên thị trường dành cho bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông tính đến thời điểm hiện tại. Manabie với tiêu chí lấy học viên làm trọng tâm, mang đến cho các em hướng dẫn cụ thể và lộ trình học tập cá nhân hóa. Bên cạnh đó, còn có sự đồng hành xuyên suốt và hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ cố vấn học tập và giáo viên dày dạn kinh nghiệm. Ngoài ra, kho học liệu phong phú, sinh động với bộ đề luyện tập đa dạng và không gian học tập hiện đại, thoải mái cũng góp phần làm cho học viên hứng thú học tập và tiến bộ hơn.

Với tư duy dựa trên kết quả bằng những dữ liệu đo lường rõ ràng, Manabie có thể giúp cho học viên hoàn thiện cả về học tập trên trường lớp lẫn phát triển bản thân. Dù có những trở ngại trong việc tìm kiếm và đào tạo nhân lực trong nước cũng như nắm bắt được sự khác nhau giữa các tỉnh thành, ví dụ như giữa TP.HCM và Hà Nội, nhưng đến nay, Manabie cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

 

Manabie đã có hơn 350.000 học viên sử dụng ứng dụng, gần 3.000 học viên tham gia lớp học trực tuyến và tại trung tâm, với tỉ lệ tái đăng ký hơn 90%. Học viên Manabie cũng đạt được kết quả tức thì chỉ sau 4 tuần học tại Manabie.

Mô hình của Manabie thu hút được khá nhiều sự chú ý từ các quỹ đầu tư. Nhờ vậy, đầu năm 2021, Manabie đã có nhiều cái tên nổi tiếng cùng đồng hành như quỹ đầu tư Do Ventures, Genesia Ventures, Chiba Dojo…

Takuya Homma cho biết trong tương lai, Manabie sẽ tiếp tục cải thiện sản phẩm để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho học viên, nhằm hoàn thành sứ mệnh giúp các em học sinh nuôi dưỡng óc tò mò học hỏi, cải thiện kết quả học tập và rèn giũa kỹ năng tự học.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày