Công Nghệ

Thách thức của tân CEO Intel trong hoàng hôn máy tính

Văn Quốc Thứ Bảy | 01/06/2019 08:00

Ảnh: .yimg.com

Bob Swan đang đối mặt với nhiều thử thách ở cương vị thuyền trưởng mới của INTEL.
Ảnh: .yimg.com

“Chúng ta đã hợp tác với nhau nhiều năm. Trong suốt thời gian ấy, có nhiều thứ đã thay đổi”, Bob Swan phát biểu trước các nhà đầu tư Intel tại trụ sở của nhà sản xuất chip này ở bang California, Mỹ vào ngày 8.5.2019. Không chỉ là thay đổi đối với Swan. Cách đây 2 năm, ông là Giám đốc Tài chính. Đến tháng 6 năm ngoái, Brian Krzanich, cựu CEO của Intel, đã thoái vị sau bê bối “có quan hệ tình cảm mật thiết” với nhân viên. Swan, được trao quyền nhiếp chính trong khi Công ty tìm người thay cho Krzanich, ban đầu cho biết ông không có ý định giữ vị trí này. Tuy nhiên, cuối tháng 1.2019, ông lại thấy rằng đứng ở trên cao nhìn xuống cũng không phải là ý kiến tồi. Và ông đã chính thức trở thành CEO Intel.

Swan thừa hưởng một công ty đang trong một vị thế khá bối rối. Chiến lược kinh doanh của Intel trước đây rất đơn giản. Năm 1971, Intel ra mắt bộ vi xử lý thương mại đầu tiên của thế giới. Sau đó Công ty tập trung mọi nỗ lực vào việc tuân thủ định luật của Gordon Moore, đồng sáng lập Intel, rằng số lượng các thành phần trên các bộ vi xử lý sẽ tăng gấp đôi mỗi 2 năm và hiệu suất của chúng cũng sẽ tăng tương ứng.

Intel thống trị thị trường chip dùng cho máy tính để bàn. Đó là thế độc quyền trên một thị trường sinh lợi hơn nhiều đối với những chip máy chủ có năng lực xử lý rất mạnh được dùng cho các trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới. Hiện nay thị trường cho máy tính cá nhân lại đang sụt giảm nhưng nhu cầu đối với chip máy chủ lại đang tăng lên, nhờ sự bùng nổ của các thiết bị được kết nối internet, từ điện thoại thông minh cho đến ô tô.

Thach thuc cua tan CEO Intel trong hoang hon may tinh

Tuy nhiên, gần đây Intel đã phạm sai lầm. Hãng đã bỏ lỡ cơn sốt điện thoại thông minh, vốn đã đánh bại máy tính cá nhân trở thành thiết bị được nhiều người sử dụng nhất. Intel cũng không tận dụng được sự trỗi dậy của GPU, loại chip chuyên dùng được thiết kế dành riêng cho đồ họa video game và cũng được sử dụng rất hiệu quả trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính.

Không chỉ vậy, công nghệ sản xuất của Intel cũng va vấp. Thế hệ sản phẩm mới nhất của Intel, được xây dựng dựa trên quy trình sản xuất “10 nanômét”, theo kế hoạch phải ra mắt vào năm 2016. Nhưng những sản phẩm này đến cuối năm nay mới trình làng được. Sự trì hoãn chưa từng xảy ra trước đây đã tạo thời cơ vàng để cho 2 nhà sản xuất chip nhanh nhạy khác là Samsung (Hàn Quốc) và Taiwan Semiconductor Manufacturing Company bắt kịp. Tệ hơn cả là định luật Moore dường như đã không còn phù hợp nữa.

Thach thuc cua tan CEO Intel trong hoang hon may tinh

Cùng với sự trỗi dậy của điện toán đám mây, điều đó đã làm thay đổi cả bức tranh ngành phần cứng. GPU là chip đầu tiên trong làn sóng mới về chip chuyên dụng. Không còn phải dựa vào những con chip nâng cao hiệu suất có trong phần cứng đa dụng được bán bởi Intel, các công ty từ Microsoft, Facebook đến Tesla đã bắt đầu thiết kế các chip chuyên dùng cho việc phân tích dữ liệu mà họ cần.  

Điều này cũng không ảnh hưởng trực tiếp tới Intel vì những chip tăng tốc hiệu suất như vậy chỉ là bổ trợ thêm cho chip máy chủ, chứ không phải là thay thế. Swan có thể ngồi rung đùi trong văng phòng mà nhìn lợi nhuận chảy vào túi Intel. Nhưng như ông kỳ vọng tiếp tục chiến lược mở rộng hoạt động của Krzanich. Ông muốn khai thác vị thế gần như độc nhất vô nhị của Intel trong ngành sản xuất chip, tức vừa là nhà sản xuất vừa là đơn vị thiết kế, để tấn công vào cả thị trường chip gia tăng hiệu suất lẫn thị trường các trung tâm dữ liệu. Ông cho biết mảng kinh doanh cũ của Intel chỉ hướng đến thị trường hằng năm có lẽ đạt 52 tỉ USD nhưng theo tính toán của ông, cộng thêm các lĩnh vực mới này thì con số sẽ lên tới 300 tỉ USD.

Thach thuc cua tan CEO Intel trong hoang hon may tinh

Xác định mục tiêu trên, Intel đã lao vào cơn sốt thâu tóm. Năm 2015, Intel đã mua lại Altera, chuyên sản xuất chip máy chủ, với giá 16,7 tỉ USD. Đến năm 2017, Công ty  lại thâu tóm Mobileye, nhà sản xuất chip thị giác máy tính cho xe không người lái, với giá 15,3 tỉ USD. Trong nội bộ, Intel rót vốn vào mọi thứ từ quang tử học (sử dụng ánh sáng để chuyển tải thông tin giữa các chip) cho đến Optane, một công nghệ bộ nhớ đệm mới giúp cho máy tính hoạt động nhanh và ổn định hơn. Intel thậm chí đang phát triển loại chip GPU của riêng mình.  

Nhưng Swan kỳ vọng có thể thực hiện tham vọng mà đồng thời cũng duy trì được tính kỷ luật ở Intel. “Bởi vì quá trình thâu tóm của Intel có một lịch sử dài về việc hủy hoại giá trị”, Joseph Moore, chuyên gia phân tích tại Morgan Stanely, nhận định. Từng ở vai trò Giám đốc Tài chính, Swan hiểu rõ, trong tương lai Intel sẽ phải rất lý trí khi nào chơi lớn và khi nào thu tay về. Pierre Ferragu, chuyên gia phân tích tại New Street Research, tính toán Intel đã bỏ ra 19 tỉ USD kể từ năm 2012 để tiến vào thị trường radio smartphone, vốn bị thống trị bởi Qualcomm, nhưng lại không thành công. Vì thế, một trong những động thái đầu tiên ở cương vị CEO của Swan là từ bỏ canh bạc quá đắt đỏ này.

Nói đến định luật Moore, thách thức còn lớn hơn nữa. Renduchintala cho biết với cú va vấp “10 nanômét”, các kỹ sư nổi tiếng của Intel đã đụng phải bức tường lớn trước mặt, dù Công ty nói rằng còn có thể dựa vào việc thu nhỏ kích thước chip thêm một thời gian nữa. Nhưng cái giá bỏ ra sẽ càng đắt đỏ. Và khi kích thước chip không còn nhỏ hơn được nữa, tức định luật Moore đã đi đến tận cùng, Swan và các kỹ sư Intel sẽ phải tìm cách khác để tăng hiệu suất chip. Đó là bài toán rất khó cho tân CEO
(Theo The Economist)

Nguồn The Economist


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày