Công Nghệ

Thỏa thuận TikTok trở nên phức tạp bởi các quy tắc mới từ Trung Quốc về xuất khẩu công nghệ

Phùng Mỹ Chủ Nhật | 30/08/2020 22:59

TikTok trở thành một mặt trận trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung. Nguồn ảnh: The Telegraph.

Trong vòng 11 giờ, Bắc Kinh tiếp tục làm khuấy động cuộc đua mua ứng dụng khi đưa ra rào cản tiềm năng cho việc bán TikTok.
TikTok trở thành một mặt trận trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung. Nguồn ảnh: The Telegraph.

The The New York Times, khi việc bán TikTok bước vào giai đoạn cuối, chính quyền Bắc Kinh cho biết: Công ty mẹ của ứng dụng video, gã khổng lồ internet Trung Quốc ByteDance, có thể cần giấy phép để bán công nghệ của mình cho một công ty Mỹ.

Sự khẳng định quyền lực vào phút cuối của Bắc Kinh là một "nếp nhăn" bất ngờ cho một thỏa thuận khi hai nhóm chạy đua mua các hoạt động của TikTok tại Mỹ trước khi chính quyền Trump cấm ứng dụng này. Lần đầu tiên, Trung Quốc sửa đổi danh sách các công nghệ bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu sau 12 năm.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã bổ sung 23 mặt hàng, bao gồm các công nghệ như dịch vụ đẩy thông tin cá nhân dựa trên phân tích dữ liệu và công nghệ giao diện tương tác trí tuệ nhân tạo vào danh sách hạn chế. Giáo sư khoa thương mại quốc tế, ông Cui Fan tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh cho biết những thay đổi sẽ áp dụng cho TikTok. Theo giáo sư Cui Fan: “Nếu ByteDance có kế hoạch xuất khẩu các công nghệ liên quan, nó nên làm thủ tục cấp phép”. Có thể mất tới 30 ngày để được phê duyệt sơ bộ để xuất khẩu công nghệ.

Nhân viên của ByteDance buộc phải rời khỏi trụ sở tại Bắc Kinh trong tháng này. Ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance, TikTok đã bị bắt giữa căng thẳng Mỹ-Trung. Nguồn ảnh: AP.
Nhân viên của ByteDance buộc phải rời khỏi trụ sở tại Bắc Kinh trong tháng này. Ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance, TikTok đã bị bắt giữa căng thẳng Mỹ-Trung. Nguồn ảnh: AP.

Sự phát triển của ByteDance ở nước ngoài dựa vào công nghệ nội địa cung cấp thuật toán cốt lõi. Do đó, công ty có thể cần chuyển mã phần mềm hoặc quyền sử dụng cho chủ sở hữu mới của TikTok từ Trung Quốc sang nước ngoài. Do đó, ByteDance cần nghiêm túc nghiên cứu danh mục điều chỉnh và xem xét cẩn thận liệu có cần thiết phải tạm dừng các cuộc đàm phán về việc mua bán.

Các động thái từ Bắc Kinh đã gài bẫy TikTok và những người mua tiềm năng của Mỹ bao gồm Microsoft và Oracle, đưa họ vào giữa cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc về tương lai của công nghệ toàn cầu. Chỉ riêng sự không hài lòng của Bắc Kinh có thể khiến những người "cầu hôn" TikTok, nhiều người trong số họ có hoạt động ở Trung Quốc, sợ hãi. 

TikTok là ứng dụng thành công nhất trên toàn cầu từng được sản xuất bởi một công ty Trung Quốc. Xung đột về số phận của nó có thể tiếp tục phá vỡ mạng internet và đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào bế tắc sâu sắc hơn.

 

Theo ông Scott Kennedy, “Đó có thể là một nỗ lực để chặn hoàn toàn việc bán hàng, hay chỉ tăng giá, hoặc kèm theo các điều kiện để tạo đòn bẩy cho Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy một chút nhất trí hiếm hoi giữa Mỹ và Trung Quốc rằng cả hai đều đồng ý ByteDance là một ưu tiên an ninh quốc gia.

Nếu Bắc Kinh chặn việc bán TikTok, họ sẽ gọi là trò lừa đảo của chính quyền Trump, buộc chính phủ Mỹ phải thực sự hạn chế ứng dụng và có khả năng gây ra sự phẫn nộ của những người chơi TikTok gồm những người có ảnh hưởng và người hâm mộ của họ. Việc ra lệnh cho các công ty như Apple và Google gỡ bỏ TikTok trong các cửa hàng ứng dụng trên toàn cầu cũng có thể khiến chính quyền Trump nổi giận và thậm chí là các vụ kiện.

Hiện, tất cả các bên liên quan gồm ByteDance, Oracle, Microsoft, Bộ Thương mại Mỹ hay thậm chí Nhà Trắng vẫn chưa có bình luận gì. Tuy nhiên, động thái của Bắc Kinh có thể dấy lên nguy cơ trao quyền cho các thành viên trong chính quyền của ông Trump và gây ra phản ứng thậm chí mạnh mẽ hơn từ chính quyền Washington. Khi mà họ có thể thực hiện nhiều biện pháp hơn để chặn các công ty công nghệ như Alibaba và Baidu kinh doanh ở Mỹ.

Những thay đổi của Trung Quốc đối với các quy tắc xuất khẩu của họ được đưa ra ngay khi ByteDance báo hiệu sắp đạt được giải pháp về tương lai kinh doanh của TikTok ở Mỹ. Trong tháng này, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh hành pháp hạn chế giao dịch của người Mỹ với TikTok bắt đầu từ giữa tháng 9. Ông Trump và các quan chức Nhà Trắng khác cho rằng ứng dụng TikTok là một con ngựa thành Troy để chính phủ Trung Quốc thu thập dữ liệu. Mặc dù, cáo buộc này liên tục bị ByteDance phủ nhận. Nhưng điều đó góp phần bắt đầu các cuộc đàm phán thỏa thuận.

Các quan chức Trung Quốc đã lên án việc chính quyền Trump đối xử với TikTok. Họ mô tả đó là "bắt nạt". 

Vào năm 2018, Qualcomm đã thực hiện thỏa thuận trị giá 44 tỉ USD để mua nhà sản xuất chip Hà Lan NXP Semiconductors sau khi các nhà quản lý Trung Quốc không chấp thuận hoặc từ chối giao dịch. Nguồn ảnh: AP.
Vào năm 2018, Qualcomm đã thực hiện thỏa thuận trị giá 44 tỉ USD để mua nhà sản xuất chip Hà Lan NXP Semiconductors sau khi các nhà quản lý Trung Quốc không chấp thuận hoặc từ chối giao dịch. Nguồn ảnh: AP.

Việc xem xét chống độc quyền kéo dài của Bắc Kinh được coi là một hình thức đòn bẩy đối với các cuộc đàm phán thương mại với chính quyền Trump, mặc dù Bộ Thương mại Trung Quốc phủ nhận sự liên quan giữa hai vấn đề.

Trong các ngành công nghiệp khác, các công ty nước ngoài bao gồm Microsoft, Volkswagen và Chrysler đều bị điều tra về những gì Trung Quốc cho là hành vi phản cạnh tranh. Chính quyền Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của các nhóm doanh nghiệp Mỹ rằng họ sử dụng các luật như quy tắc chống độc quyền để thúc đẩy chính sách công nghiệp.

Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu là điều mới lạ, nhưng nó phản ánh các rào cản quy định tương tự do chính quyền Trump ném vào các công ty Trung Quốc. Lệnh của Nhà Trắng thúc đẩy việc bán TikTok dẫn đến những lo ngại về an ninh quốc gia và Mỹ đã nhiều lần chặn các cuộc đấu thầu của Trung Quốc đối với các công ty có công nghệ và dữ liệu nhạy cảm.

Vị cố vấn cấp cao Scott Kennedy tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết: Động lực cuối cùng của Trung Quốc trong việc duy trì hoặc ngăn cản thỏa thuận, ít nhất có thể là một “sự khẳng định chủ quyền”.

Đối tác của công ty luật thương mại Washington Jacobson Burton Kelley - ông Doug Jacobson  cho rằng: Tác động của các quy tắc mới của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào mức độ thiết yếu của công nghệ được đề cập đối với ứng dụng của TikTok và liệu công nghệ đó có phải là một phần của việc mua bán hay không. Nó sẽ phụ thuộc vào cách cấu trúc giao dịch và cũng như cách công nghệ này được nhúng hoặc kết hợp vào chính mã.

Có thể bạn quan tâm:

► Walmart hợp tác Microsoft để sở hữu TikTok


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày