Cửa sổ quản trị

Thị trường chứng khoán và nền kinh tế khác nhau như thế nào?

Thùy Linh Thứ Hai | 17/10/2022 08:11

Hình ảnh minh họa: Morningstar.

Mặc dù cả hai có mối quan hệ với nhau, nhưng chúng có những điểm khác biệt chính.
Hình ảnh minh họa: Morningstar.

Vì các công ty tạo nên thị trường chứng khoán chiếm hàng nghìn tỉ USD đầu tư, tuyển dụng hàng triệu người và thu hút rất nhiều nhân tài, thật dễ dàng để tin rằng thị trường chứng khoán và nền kinh tế về cơ bản giống nhau.

Khi thị trường chứng khoán tăng, bạn có thể suy ra nền kinh tế đang hoạt động tốt hơn. Tương tự, khi thị trường chứng khoán đi xuống, bạn có thể suy ra rằng nền kinh tế nói chung đang hoạt động tồi tệ hơn. Những niềm tin như vậy có thể bị nhầm lẫn.

Thị trường chứng khoán và nền kinh tế khác nhau như thế nào?

Mặc dù cả hai có mối quan hệ với nhau, nhưng chúng có những điểm khác biệt chính.

- Khoảng thời gian

Lưu ý rằng các chính sách kinh tế liên quan đến quá khứ và có thể dẫn đến hiện tại. Trong khi đó, thị trường chứng khoán được cho là hướng tới tương lai, có nghĩa là một số nhà đầu tư tin rằng nó có thể lường trước các điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.

 

- Quy mô

Quy mô của thị trường chứng khoán có thể lớn hơn nhiều so với quy mô của nền kinh tế. Tuy nhiên, giá trị của thị trường chứng khoán có thể dao động đáng kể. Trong thời kỳ suy thoái, giá trị của thị trường chứng khoán có thể hội tụ gần với quy mô của nền kinh tế tổng thể. Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett sử dụng tỉ lệ Vốn hóa thị trường/GDP, được gọi là “chỉ báo Buffett ”, để đánh giá liệu một thị trường đang được định giá cao hơn hay thấp hơn.

- Tăng trưởng so với lợi nhuận

Tăng trưởng GDP không nhất thiết phải tương ứng với lợi nhuận thị trường chứng khoán. Trong khi cả hai có thể đi chung một hướng, nhưng cũng có những trường hợp cả hai ‘chia đôi ngã rẽ’. Có năm thị trường chứng khoán đi lên khi GDP tăng trưởng âm, có năm thị trường chứng khoán đi xuống trong khi GDP tăng trưởng dương. Trên thực tế, có thể có rất ít mối tương quan giữa  tăng trưởng GDP  và  lợi nhuận của thị trường chứng khoán .

Dưới đây là một số thống kê nhấn mạnh sự khác biệt giữa các công ty trong rổ S&P 500 và nền kinh tế Mỹ nói chung. 

- Số lượng nhân viên

Tính đến năm 2022, nền kinh tế Mỹ tổng thể có hơn 155 triệu người có việc làm; các công ty trong S&P 500 sử dụng  khoảng  ⅙ con số đó .

 

- Số lượng công ty

Như tên của nó đã chỉ ra, rổ S&P 500 bao gồm 500 công ty, trong khi tổng thể có hàng nghìn công ty giao dịch công khai; chỉ dưới 4.000 công ty được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn của Mỹ. Ngoài ra, còn có các công ty không được niêm yết trên sàn giao dịch, có hơn  30 triệu công ty  ở Mỹ, vì vậy các công ty giao dịch công khai trên sàn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số các công ty. Cũng lưu ý rằng nền kinh tế tổng thể bao gồm cả khu vực công và tư nhân, với khu vực tư nhân chiếm  ~ 80% nền kinh tế .

Tại sao điều quan trọng là đừng nhầm lẫn giữa hai điều này

Nếu giả sử rằng các công ty trong S&P 500 (hoặc bất kỳ chỉ số thị trường chứng khoán nào) là một phần của tập hợp con của nền kinh tế tổng thể, xu hướng của tập hợp con đó có thể khác biệt so với phần còn lại của nền kinh tế.

Hãy xem xét một kịch bản trong đó các công ty thuộc S&P 500 giành được thị phần từ các công ty nhỏ hơn không có trong chỉ số. Trong kịch bản đó, các công ty thuộc S&P 500 có thể hoạt động tốt hơn so với nền kinh tế nói chung.

 

Quan trọng hơn, như đã nói ở trên, nền kinh tế và thị trường chứng khoán, đôi khi có thể  tách rời nhau. Trong khi nền kinh tế hoạt động kém, ví dụ như trong một cuộc suy thoái, thị trường chứng khoán đôi khi có thể phục hồi.

Điều quan trọng cần hiểu là thị trường chứng khoán đang hướng tới tương lai. Theo quan điểm của một số nhà đầu tư, thị trường chứng khoán thực sự đóng vai trò là một chỉ báo hàng đầu cho nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là thị trường chứng khoán dự đoán các điều kiện cải thiện, đôi khi trước hàng tháng khi các điều kiện thực sự bắt đầu cải thiện.

Và trong những thời điểm nền kinh tế hoạt động tốt, có thể hình dung thị trường chứng khoán hoạt động kém hiệu quả. Đó là bởi vì thị trường lường trước được các vấn đề và tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Vì vậy, cũng giống như bạn đánh giá báo cáo thu nhập và các công ty riêng lẻ, hãy xem xét các vấn đề liên quan đến vĩ mô để cung cấp những dự báo về tương lai của nền kinh tế nói chung.

Và, như các nhà đầu tư chuyên nghiệp, hãy xem xét các phản ứng của thị trường chứng khoán và khu vực chứng khoán - trong ngắn hạn và trung hạn - vì những phản ứng này cũng có thể cung cấp manh mối về nền kinh tế cơ bản.

Có thể bạn quan tâm 

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo các nhà đầu tư cần bình tĩnh

Nguồn Theo Nasdaq.com


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày