Doanh Nghiệp

Huy động vốn quốc tế - Doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng mở cửa ra thế giới trong thời đại dịch

Thủy Ngọc Thứ Sáu | 02/07/2021 18:06

Trường Quốc tế Bắc Mỹ, SNA Marianapolis - Biên Hòa Campus SNA, một trong những ngôi trường theo tiêu chuẩn quốc tế của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng.

Nguyễn Hoàng (NHG) đã chốt giao dịch thành công một khoản huy động vốn quốc tế lớn có kỳ hạn với Ngân hàng quốc tế Standard Chartered (Singapore).
Trường Quốc tế Bắc Mỹ, SNA Marianapolis - Biên Hòa Campus SNA, một trong những ngôi trường theo tiêu chuẩn quốc tế của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng.

Mới đây, Tập đoàn giáo dục hàng đầu Việt Nam-  Nguyễn Hoàng (NHG) đã chốt giao dịch thành công một khoản huy động vốn quốc tế lớn có kỳ hạn với Ngân hàng quốc tế Standard Chartered (Singapore). Đặc biệt, trong bối cảnh Covid các tổ chức tài chính thế giới rất thận trọng trong việc giải ngân, việc này có ý nghĩa rất lớn xác tín lòng tin của các tổ chức quốc tế đối với lãnh vực giáo dục tại Việt Nam.

Nhu cầu vay nợ ngày càng tăng khi Chính phủ thắt chặt các quy định cho vay trong khi doanh nghiệp vẫn cần các nguồn hỗ trợ tài chính để tăng trưởng bền vững. Việt Nam đã chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ kéo dài cho đến khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020.

Trong vài thập kỷ qua, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang tăng trưởng theo định hướng FDI hiện đại, Việt Nam đã được xếp hạng vào nhóm các quốc gia có thu nhập thấp - trung bình theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tiếp tục đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của đất nước. Những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư M&A nước ngoài. Đầu tư nước ngoài là yếu tố chính, thúc đẩy cho hoạt động M&A tại Việt Nam. Các nhà đầu tư quốc tế có thể huy động vốn từ nước ngoài để đưa vào thị trường trong nước. Hầu hết các giao dịch M&A lớn tại Việt Nam cũng được tài trợ thông qua các khoản vay.

Các thỏa thuận vay từ nước ngoài đang được xem như một kênh huy động vốn trong các giao dịch M&A và dần thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước khi gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã quen thuộc hơn với các điều khoản cơ bản áp dụng trong những thỏa thuận tương tự. Chẳng hạn như giao ước tài chính và yêu cầu bảo mật.

 

Hơn nữa, trong thời kỳ đại dịch khó dự đoán này, các doanh nghiệp dự kiến buộc phải giám sát chặt chẽ hơn đối với các yêu cầu tài chính và thương mại của bản thân. Khả năng thanh toán và chi phí tài chính lúc này sẽ đóng vai trò thiết yếu cho sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, để tự đáp ứng nhu cầu tài chính, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng huy động vốn vay hoặc quản lý nguồn vốn vay thông qua công cụ quan trọng là tái cơ cấu và tái cấp vốn.

Tái cơ cấu nợ là phương pháp được sử dụng để doanh nghiệp tránh rủi ro cho các khoản nợ hiện hữu, chẳng hạn như bằng cách đàm phán lãi suất thấp hơn hoặc các điều khoản trả nợ tốt hơn…Trong khi đó, tái cấp vốn là phương pháp thay thế khoản vay/nợ hiện có của doanh nghiệp bằng khoản vay/nợ khác mà vẫn đảm bảo rằng của khoản vay mới không vượt quá chi phí của khoản vay hiện tại.

Ngày 13/3/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư đầu tiên số 01/2020/TT-NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi suất, phí, duy trì phân loại nợ để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tiếp theo các thông tư thay thế sau đó, tính đến thời điểm 31/5/2021 các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã mở rộng hỗ trợ cho khoảng 1,4 triệu khách hàng để tái cơ cấu và tái cấp vốn cho các khoản vay lên tới 5.120 nghìn tỷ đồng.

Tại Việt Nam, cả hai phương án huy động vốn vay trong và ngoài nước đều có sẵn, nhưng mỗi phương án đều có những thách thức và ý nghĩa riêng. Điều quan trọng là bên cho vay và bên đi vay cần tìm hiểu kỹ và đánh giá các phương án có sẵn để lựa chọn sao cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh và mục đích đi vay.

Có thể nhận thấy xu hướng hiện nay của các khoản vay nước ngoài chủ yếu được sử dụng để đầu tư cho vay dự án, CAPEX mới, tài trợ cho mua lại các công ty mục tiêu M&A tại Việt Nam và tái cấp vốn cho các khoản vay nước ngoài.

Từ quy định của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các thông tư sửa đổi bổ sung sau đó, các hoạt động vay vốn xuyên biên giới diễn ra tại Việt Nam thường dưới hình thức vay hợp vốn hoặc vay song phương giữa bên cho vay nước ngoài và người đi vay trong nước, tùy thuộc vào quy mô của dự án.

Thương vụ đầu tư vào Sabeco năm 2017 của Công ty TNHH Vietnam Beverage thông qua các khoản vay từ ngân hàng Thái Lan và Singapore với tổng mức vay lên tới 5 tỉ USD là một trong số ít các giao dịch M&A lớn nhất được tài trợ chủ yếu từ vốn vay tại Việt Nam.

Bất chấp những hậu quả tiêu cực về kinh tế xã hội của COVID-19, Việt Nam là một trong số ít quốc gia ghi nhận tăng trưởng kinh tế tích cực trong năm 2020. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), GDP của Việt Nam tăng 2,91% trong năm 2020. Nhiều lĩnh vực được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần.

Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 11 tháng của năm 2020, các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài được chuyển nhiều nhất vào các ngành nghề sản xuất và chế biến, bất động sản, sản xuất và phân phối điện, dịch vụ lưu trú; thực phẩm.

Từ góc độ lãi suất vay từ nước ngoài, có thể nhận thấy nhu cầu vay sẽ tăng ở các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bất động sản và năng lượng. Vì các ngân hàng trong nước đã đạt đến giới hạn cho vay đối với các lĩnh vực kể trên. Các lĩnh vực này đã nhận được rất nhiều hỗ trợ từ Chính phủ và sự quan tâm sâu sắc từ các nhà đầu tư trong những năm qua.
Gần đây, Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) ký kết và chốt thành công khoản huy động vốn quốc tế có kỳ hạn với Ngân hàng Standard Chartered (Singapore). Việc ký kết thành công khoản vay này đã giúp NHG đa dạng hóa nguồn vốn để đồng hành với các chiến lược phát triển lâu dài cũng như luôn củng cố vị thế của một trong những tập đoàn giáo dục tư nhân lớn nhất được đánh giá cao tại Việt Nam, đồng thời là Tập đoàn đáp ứng được nhiều điều kiện của thị trường vốn quốc tế. 

Với quyết tâm và nỗ lực vững chắc của NHG, giao dịch đã thành công bất chấp điều kiện thị trường đầy thách thức do ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu. Giờ đây, NHG đã tạo dựng được dấu ấn mạnh mẽ của mình trong thị trường gọi vốn đầu tư nước ngoài.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày