Doanh Nghiệp

Nhờ chuỗi Bách Hóa Xanh, doanh thu tháng 3 của Thế Giới Di Động vẫn tăng trưởng dương

Vũ Hạo Thứ Năm | 02/04/2020 06:13

Ảnh: MWG

Doanh thu tháng 3 đạt hơn 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước nhờ sự đóng góp tích cực của chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX.)
Ảnh: MWG

Trong phần hỏi đáp trực tuyến, ông Trần Kinh doanh, CEO Thế Giới Di Động, chia sẻ doanh thu tháng 3 của chuỗi BHX ở mức 1.800-1.900 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu online có xu hướng tăng, chiếm khoảng 10% tổng doanh thu tháng 3/2020. Trong đó, tỷ trọng doanh thu online của chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) trong tổng doanh thu của hai chuỗi này vào khoảng 13% (tương tự giai đoạn cuối năm 2019).

Tính tới cuối tháng 3/2020, tổng số cửa hàng TGDĐ & ĐMX đã đóng cửa đến cuối tháng 3 là khoảng 10% số cửa hàng - tương đương 10% doanh thu trong điều kiện hoạt động bình thường. Phần lớn các cửa hàng đã đóng cửa là tại Hà Nội. Trong những ngày đóng cửa, các cửa hàng này vẫn phục vụ giao các đơn hàng online.

Các mặt hàng có nhu cầu cao bao gồm thực phẩm và nhu yếu phẩm, laptop, tủ lạnh, thiết bị giải trí tại nhà (dàn loa, karaoke) và gia dụng có điện.

Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, ngoài kênh BHX online, MWG sẽ triển khai công cụ “đi chợ thay khách hàng”, bao gồm cả thực phẩm tươi sống, ứng dụng nhận giao hàng nội bộ cho phép nhân viên TGDĐ/ĐMX nhận đơn đặt hàng BHX, đến cửa hàng lấy sản phẩm và đi giao tận nhà cho khách hàng. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này, người dân sẽ phải trả phí dịch vụ 30 ngàn đồng/đơn hàng.

Đồng thời, công ty cũng có xây dựng 3 kịch bản để đối phó với dịch bệnh.

Tiết giảm chi phí

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Thế Giới Di Động đang cố gắng kiểm soát chi phí. Cụ thể, công ty hạn chế tuyển dụng, điểu chỉnh giờ làm của công nhân viên tại cửa hàng theo doanh thu thực tế, đồng thời thương lượng với các chủ nhà để giảm giá thuê 50% hoặc miễn phí thuê trong thời gian phải đóng cửa theo yêu cầu của chính quyền Nhà nước. Đối với đối tác quá cứng nhắc – không chia sẻ cùng công ty, MWG sẽ cân nhắc khả năng chuyển sang địa điểm gần đó với chi phí hợp lý hơn.  Cùng với đó, công ty cũng tiết chế hoạt động marketing, chương trình khuyến mãi và các chi phí khác.

Nợ vay ngắn hạn của MWG đã giảm khoảng 25% so với 12/2019 sau khi kết thúc mùa kinh doanh Tết. Hiện công ty đang sở hữu dòng tiền kinh doanh lành mạnh, đồng thời duy trì số tiền gửi ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản.

Công ty đã chủ động làm việc và nhận được sự hỗ trợ từ các Ngân hàng: i. Lãi suất vay ngắn hạn được điều chỉnh, nằm trong nhóm thấp nhất trên thị trường ii. Kéo dài thời gian thanh toán các khoản vay mới iii. Chủ trương chuyển 1 phần hạn mức nợ ngắn hạn sang trung và dài hạn để giảm bớt áp lực về dòng tiền, có thể triển khai định hướng này ngay trong tháng 4 và tháng 5.

Mục tiêu kinh đoanh năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19

Do dịch phát sinh, MWG cũng có thay đổi kế hoạch để tiếp tục gia tăng thị phần của 3 chuỗi: (1) 50% thị phần điện thoại và 45% thị phần điện máy cuối 2020; (2) Đưa BHX và BHX online trở thành thương hiệu hàng đầu với các bà nội trợ.

Về việc chia cổ tức bằng tiền mặt: Công ty sẽ đề xuất 1 vài phương án trình ĐHCĐ phê duyệt. Nếu đảm bảo được dòng tiền, Công ty sẽ tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt.

Chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh

Phía MWG cho biết, trong năm 2020, tổng cầu tiêu dùng điện thoại và điện máy năm 2020 của Việt Nam sẽ giảm do dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập khả dụng của người dân và các sự kiện thể thao bị dời sang năm 2021.

Tuy nhiên, MWG lại có lợi thế về dịch vụ khách hàng, đảm bảo sự uy tín, chất lượng hàng hóa, chính sách bảo hành đổi trả vượt trội so với các cửa hàng nhỏ lẻ và các đối thủ online. Đồng thời, về hoạt động bán hàng online, MWG có hàng chục ngàn nhân viên cửa hàng có thể giao hàng tận nhà cho khách. Bên cạnh đó, MWG sở hữu dòng tiền lành mạnh, mối quan hệ hợp tác chiến lược với các NCC nên được ưu tiên về nguồn hàng.

Về phần nguồn cung và hàng tồn kho cho chuỗi TGDĐ và ĐMX, Công ty cho biết, các mặt hàng lớn đã được lên đơn đặt hàng từ cuối 2019 nên không lo việc thiếu hàng, đồng thời họ cũng xây dựng đối phó với diễn biến xấu bao gồm: (1) hoãn thời gian nhận hàng; (2) hủy một phần đơn hàng; (3) giãn thời gian trả tiền hàng hóa nếu cần thiết.

Chuỗi bách hóa xanh

Trong nội dung cuộc họp ngày 01/04, MWG cho biết chuỗi bách hóa xanh cũng gặp nhiều khó khăn:

- Hàng hóa nhập khẩu có thời gian giao hàng chậm hơn và một số nguồn hàng có thể bị gián đoạn do lệnh phong tỏa ở một vài quốc gia (hàng nhập khẩu chiếm dưới 10% tổng doanh thu của BHX).

- Thiếu hàng cục bộ đối với một số loại sản phẩm FMCG do người dân tích trữ hàng, nhưng không dẫn tới trống quầy kệ do các NNC nhanh chóng bổ sung nguồn hàng.

- Giá mua đầu vào của 50% các mặt hàng tươi sống tăng 5%-10% do nhu cầu cao.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 có thể là cơ hội để MWG thay đổi hành vi tiêu dùng, chuyển đổi từ kênh mua sắm truyền thống sang kênh hiện đại. Ngoài ra, Công ty còn có thể trưng dụng các kho/trung tâm phân phối/cửa hàng/đội xe vận tải TGDĐ và ĐMX để làm điểm chứa hàng/phương tiện vận chuyển hàng hóa cho BHX ngay khi quy mô mua hàng cần tăng lên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Về kế hoạch mở rộng và thúc đẩy bán hàng, MWG cho biết nếu không có sự kiện bất thường, tiếp tục mở mới 50-100/cửa hàng mới/tháng và mảng online đã chuẩn bị sẵn sàng cho mô hình “đi chợ thay cho khách hàng.

Nguồn MWG


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày