Doanh Nghiệp

Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia nòng cốt trong lĩnh vực nhà thép tiền chế tại khu vực Đông Nam Á

Thứ Hai | 06/07/2020 13:00

Các công ty nhà thép tiền chế của Việt Nam được đánh giá là hàng đầu trong khu vực về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Xu hướng phát triển nhà thép tiền chế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng sôi động, khi mà phương án nhà thép tiền chế được xem là cuộc cách mạng đột phá trong ngành xây dựng. Với tình hình hiện tại rất nhiều khả năng Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia nòng cốt trong lĩnh vực nhà thép tiền chế tại Khu vực Đông Nam Á.

Nhu cầu liên tục tăng

Nhu cầu tiêu thụ thép liên tục tăng trong khu vực ASEAN-6 với tốc độ trung bình 9.6% mỗi năm từ 2009 đến 2014 và đạt khối lượng 65.9 triệu tấn năm 2014, và duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2019 và đạt mức hơn 90 triệu tấn theo thống kê tháng 12.2019.

Trước đây thì các đơn vị sử dụng nhiều thép hình đúc (I, H, U, V, Ống) trong kết cấu thép xây dựng công nghiệp. Ngày nay thì phần lớn các nước phát triển áp dụng công nghệ, sử dụng nhiều thép tấm hơn, các chi tiết kết cấu thép được cắt từ thép tấm, hàn tổ hợp lại và kết cấu này được gọi là nhà thép tiền chế với nhiều ưu điểm về thiết kế tối ưu, giảm được 15-20% khối lượng thép sử dụng, thời gian thi công được rút ngắn và áp dụng được nhiều loại hình kết cấu có thiết kế kiến trúc phức tạp như trung tâm triển lãm, nhà ga sân bay...

Thái Lan và Malaysia là hai nước đi trước trong khu vực và có nhu cầu về thép tấm trong lĩnh vực xây dựng cao hơn các nước khác từ chính sách phát triển các dự án lớn và siêu lớn theo hoạch định của chính phủ.

Nhu cầu thép của Indonesia đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số 6 quốc gia của ASEAN-6 đạt mức 11% trong 2 năm 2018 và 2019 từ nhu cầu đầu tư mở rộng các nhà máy dịch chuyển từ Trung Quốc tại Indonesia không ngừng tăng lên.

Kể từ năm 2010 Philippines cũng trở lại là quốc gia tiêu thụ thép có tốc độ tăng trưởng mạnh, đứng thứ 2 khu vực ASEAN-6. Các dự án ở Philippines tập trung vào xây dựng mới sân bay, dự án kho vận logistic và phát triển nhà cao tầng sử dụng kết cấu thép.

Xu hướng phát triển nhà thép tiền chế mạnh mẽ trong ngành xây dựng

Cách đây khoảng 10 năm trở lại, thị trường nhà thép tiền chế tại Việt Nam và các nước lân cận còn khá hạn chế và chưa có hiệu ứng mạnh mẽ.

Hiện tại, không dừng lại ở lĩnh vực công nghiệp cho nhà xưởng nhà máy sản xuất đơn thuần, thị trường nhà thép tiền chế còn khá phổ biến trong lĩnh vực dân dụng như nhà hàng, khách sạn, nhà ở dân dụng, các trung tâm dịch vụ công cộng:sân vận động, trạm thu phí, sân bay, trường học...

 

Những tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật xây dựng nhà thép tiền chế đã mang lại làn gió mới cho ngành xây dựng. Nếu như trước đây nhà thép tiền chế luôn đi kèm với các khái niệm như "tiện dụng, rẻ tiền, khô khan, cứng nhắc". Thì ngày nay dưới bàn tay phù thủy của các kiến trúc sư, họ thử nghiệm với một thái độ ứng xử hoàn toàn khác khi đẩy nhà thép tiền chế lên một tầm cao mới “Hiện đại, nhanh chóng, tiết kiệm” bằng các kiểu nhà mới mẻ, táo bạo hơn nhằm đáp ứng được lối sống tân tiến.

Ở Việt Nam thì xu thế mới của xây dựng là “Design & Build”, điều này cũng thúc đẩy lĩnh vực kết cấu thép và nhất là nhà thép tiền chế phát triển mạnh mẽ trong vòng 15 năm trở lại đây. Các công ty nhà thép tiền chế của Việt Nam được đánh giá là hàng đầu trong khu vực về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, có thể kể đến như BMB Steel (VN), Zamil (FDI), PEB (FDI), ATAD (VN)...

Tựu chung lại xây dựng công nghiệp, kết cấu thép và đặc biệt là nhà thép tiền chế hứa hẹn còn nhiều dư địa tăng trưởng nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với cơ hội phát triển cho tất cả các nhà sản xuất. Theo ý kiến của đại diện BMB Steel thì chỉ có các đơn vị cung cấp được dịch vụ trọn gói “Design & Build” từ thiết kế, sản xuất, dịch vụ logistic tới chân công trình và hoàn thiện lắp dựng thì mới có thể cạnh tranh. Bên cạnh đó, theo đại diện BMB Steel, các đơn vị phải tập trung xây dựng qui trình sản xuất kiểm tra chất lượng chặt chẽ, cơ chế giám sát thi công an toàn cao, bảo hành công trình lâu dài 20 năm... thì mới tạo được sự khác biệt và sức cạnh tranh mạnh.

Với doanh số xuất khẩu nhà thép tiền chế của Việt Nam tăng dần đều qua các năm và đến năm 2019 đã vượt hơn 600 triệu USD. Trong tương lai không xa, lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp đáng kể cho thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra ASEAN và thế giới.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày