Kinh Doanh

Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng tới ngành ngân hàng

Kim Anh Thứ Năm | 12/03/2020 15:17

Nguồn: Baodautu.vn.

Ngoài những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp như hàng không, du lịch, nhà hàng, khách sạn... Tác động đến ngành Ngân hàng đang dần được hé lộ ...
Nguồn: Baodautu.vn.

Theo cập nhật của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), diễn biến kém tích cực trong 2 tháng 2020 do bùng phát dịch COVID-19. Ban lãnh đạo của BIDV đã công bố mức giảm 2% tính từ đầu năm (YTD) trong tăng trưởng tín dụng trong khi tổng huy động trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm 1,6% so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo cho biết con số ước tính sơ bộ lợi nhuận trước dự phòng trong 2 tháng 2020 đạt 5.700 tỷ đồng, hoàn thành 16,2% kế hoạch cả năm.

 

VCSC dẫn lời Chủ tịch HĐQT của BIDV, kế hoạch lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng là  12.500 tỷ đồng được đề ra là với giả định tích cực liên quan tới kỳ vọng diễn biến dịch COVID-19 sẽ đạt đỉnh trước khi kết thúc tháng 3/2020. Tuy nhiên, nếu tình hình diễn biến dịch COVID-19 trở nên xấu hơn sau khung thời gian này, Ban lãnh đạo Ngân hàng có thể sẽ điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và thông báo kịp thời cho các cổ đông.

Nguồn tin của VCSC, BIDV đăng ký 120.000 tỷ đồng trong tổng số 285.000 tỷ đồng gói tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp bị ảnh bởi dịch COVID-19. Theo đánh giá của ban lãnh đạo BIDV, có xấp xỉ 140.000 tỷ đồng dư nợ hiện tại (chiếm 12,5% dư nợ vay 2019) nằm trong các nhóm ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi bùng phát dịch COVID-19. 

Đối với các khoản trái phiếu đặc biệt VAMC. Tính đến cuối năm 2019, BIDV đã báo cáo 9.300 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu đặc biệt VAMC (chiếm khoảng 0,62% tổng tài sản), trong đó 6.300 tỷ đồng đã được trích lập dự phòng và xấp xỉ 1.000 tỷ đồng đã được xử lý. Ngoài ra, 2.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC còn lại đã được mua lại trong 2 tháng đầu năm 2020; khoản này đã được chuyển trở lại thành khoản vay cho khách hàng trong bảng cân đối kế toán với phân loại nợ Nhóm 5 và chờ xử lý.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Basel II được báo cáo ở mức 8,77% tính đến cuối năm 2019 với kế hoạch bổ sung vốn trong năm 2020. Kế hoạch tăng vốn điều lệ cho năm 2020 bao gồm (1) phát hành 281,5 triệu cổ phiếu (7% vốn điều lệ năm 2019) bằng sử dụng lợi nhuận chưa phân phối 2019 để thanh toán cổ tức cổ phiếu và (2) phát hành 341,5 triệu cổ phiếu mới (8,5% vốn điều lệ 2019) thông qua phát hành đại chúng/riêng lẻ. Khung thời gian dự kiến là trong nửa cuối 2020 sau khi nhận được phê duyệt từ Cơ quan Nhà nước. Ngoài ra, ban lãnh đạo của BIDV cũng kỳ vọng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá 40.000 tỷ đồng, trong đó 20.000 tỷ đồng sẽ là vốn tương đương vốn cấp 2.

►BIDV sau 9 tháng: Lãi giảm, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng

►Thông tư 22 dồn BIDV vào thế khó?

Nguồn VCSC


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày