Kinh Doanh

Giới đầu tư mạo hiểm thế giới ngày càng quan tâm đến các startup tại Đông Nam Á

Thảo Nhi Chủ Nhật | 01/09/2019 12:25

Ảnh: Nikkei Asian Review

Các startup Đông Nam Á đã nhận được các khoản đầu tư và ký kết các thương vụ M&A với tổng trị giá 15,18 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019
Ảnh: Nikkei Asian Review

Khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã thu hút sự chú ý của các công ty đầu tư mạo hiểm (VC – chuyên đi gọi vốn từ các nhà đầu tư và tìm kiếm cơ hội rót vốn vào các startup) từ các khu vực khác trên toàn cầu. Trong 7 tháng đầu năm 2019, các VC đã nhân được các cam kết đầu tư với giá trị lên đến 2,62 tỷ USD, để đầu tư vào các kỳ lân và những startup tiềm năng trong khu vực.

Xu hướng này là một phần trong sự bùng nổ các thương vụ đầu tư trong khu vực. Dữ liệu từ DealStreetAsia cho thấy các công ty Đông Nam Á đã nhận được các khoản đầu tư và các ký kết các thương vụ M&A với tổng trị giá 15,18 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 7/2019.

Những khoản đầu tư vào các startup ASEAN trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 8,58 tỷ USD, so với con số 9,88 tỷ USD vào cùng kỳ năm 2018. Trong cả năm 2018, các startup ASEAN huy động được 14,7 tỷ USD.

Gioi dau tu mao hiem the gioi ngay cang quan tam den cac startup tai Dong Nam A
Giá trị các thương vụ tại từng quốc gia (triệu USD) trong 7 tháng đầu năm 2019. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Trong năm 2019, những câu chuyện gọi vốn thành công của các startup ASEAN không chỉ diễn ra với các kỳ lân.

Trong bản báo cáo nửa đầu năm 2019 của mình, công ty đầu tư mạo hiểm Cento Venture đã lưu ý rằng, chỉ khoảng 50% trong tổng số các khoản đầu tư công nghệ tại ASEAN trong nửa đầu năm 2019 là đến từ các thương vụ khổng lồ (vốn có sự tham gia của các kỳ lân), giảm từ mức 70% trong năm 2018.

Ngoài ra, các startup sắp thành kỳ lân tại ASEAN cũng gọi được nhiều vốn hơn, trong đó phải kể đến VNPAY, startup thanh toán của Việt Nam. Gần đây, startup này đã huy động được một khoản đầu tư không được tiết lộ. Theo DealStreetAsia, giá trị của thương vụ lên đến 300 triệu USD – từ SoftBank và GIC, quỹ nhà nước của Singapore.

Ngoài ra, vốn cũng đang chảy vào các startup nhỏ hơn. Cento Ventures cho biết: “Mặc dù phần lớn nguồn vốn sẽ tiếp tục gắn với một vài cái tên quen thuộc, chúng tôi cũng thấy rằng một nhóm các công ty trưởng thành khác cũng đạt thực hiện các vòng gọi vốn lớn hơn, điều giúp nâng mức định giá của những công ty này lên trên 100 triệu USD.”

Các VC tiếp tục gây quỹ với quy mô lớn hơn tại ASEAN nhằm tìm kiếm kỳ lân tiếp theo và thu về những mức lợi nhuận lớn.

Trong bảy tháng đầu năm 2019, các VC muốn đầu tư vào ASEAN đã huy động được số vốn lên tới 2,62 tỷ USD, vượt qua tổng số vốn năm 2018 là 2,12 tỷ USD.

Gioi dau tu mao hiem the gioi ngay cang quan tam den cac startup tai Dong Nam A
Các startup tại Đông Nam Á có tiềm năng trở thành kỳ lân, vốn có định giá trên 100 triệu USD. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Ngoài ra, trên thị trường cũng có những quỹ, vốn tập trung hoàn toàn hay một phần vào ASEAN, huy động hơn 3,7 tỷ USD. Mặc dù hầu hết các quỹ này thường đầu tư vào nhiều thị trường khác nhau, quy mô gọi vốn cho thấy niềm tin lớn của các nhà đầu tư vào hệ sinh thái startup của ASEAN.

Những startup ASEAN cũng đã thu hút được các nhà đầu tư là các công ty đầu tư vốn tư nhân (Private equity – PE), vốn đang dần quan tâm hơn với hệ sinh thái non trẻ tại khu vực và sẵn sàng đặt cược sớm vào các startup. Quỹ đầu tư KKR đã đầu tư vào các công ty như Voyager (công ty công nghệ Philippine), aCommerce (công ty thương mại điện tử Thái Lan) và PropertyGuru (startup bất động sản trực tuyến Singapore)

Hệ sinh thái công ty đầu tư tư nhân trong khu vực đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng cơ hội đang bắt đầu xuất hiện.

Ông Jeffrey Pearlman, giám đốc điều hành của Warburg Pincus tại Đông Nám Á, chia sẻ: “Tại ASEAN, tiềm lực về vốn vẫn còn khá yếu. Dù vậy, chúng tôi bắt đầu thấy nhiều cơ hội thú vị hơn trong khu vực và nguồn vốn bắt đầu chảy nhiều hơn vào ASEAN.”

Tại ASEAN, Indonesia và Việt Nam trở thành nơi được các nhà đầu tư yêu thích.

Ông Pearlman chia sẻ: “Các nhà đầu tư sẽ ngày càng tập trung vào các thị trường tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, vì quy mô thị trường lớn và một tầng lớp trung lưu trẻ và ngày một mở rộng. Việt Nam và Indonesia chắc chắn nổi bật về những khía cạnh này và theo tôi thì vốn sẽ tiếp tục chảy nhiều vào các thị trường này.”

Việt Nam có lợi thế nhờ sự đa dạng giữa các startup. Ông Chris Freund, đối tác của Mekong Capital chỉ ra rằng đất nước này có thể đáp ứng mọi kiểu nhà đầu tư

Ông cho biết: “Ngày càng có nhiều startup phù hợp với các nhà đầu tư giai đoạn hạt giống (seed stage) và giai đoạn đầu, startup tăng trưởng nhanh chóng đối với các nhà đầu tư như Mekong Capital, hay là những startup trưởng thành - vốn ổn định nhưng tiếp tục tăng trưởng - phù hợp với những nguồn vốn lớn hơn từ thị trường thế giới”.

Ông Brian Chang, đối tác của EQT Phartners (công ty tư nhân Thụy Điển) cho biết, quy mô các thương vụ tại Việt Nam khá nhỏ, nhưng “thị trường đang tăng trưởng rất nhanh.”

Ông cho biết: “Một công ty nhỏ hôm nay, có thể sẽ lớn hơn nhiều trong hai năm sau và chúng tôi muốn ở vị thế tốt vào lúc đó.”

Nguồn Nikkei Asian Review


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày