Kinh Doanh

Vay tiêu dùng gánh lãi suất...74%/năm

Chủ Nhật | 02/03/2014 10:38

Người vay "tố" công ty mập mờ các điều khoản, lãi suất cao, phạt nặng, trong khi công ty tài chính cho rằng mình làm đúng quy định trong hợp đồng.

Các chuyên gia khuyến cáo người vay tiêu dùng phải thận trọng tìm hiểu kỹ cácđiều khoản ghi trong hợp đồng trước khi đặt bút ký. - Trong ảnh: khách hàng tìm hiểu về gói vay trảgóp hàng tiêu dùng - Ảnh: Thanh Đạm



Khách hàng tìm hiểu về gói vay trả góp hàng tiêu dùng của PPF - Ảnh: ThanhĐạm


Xảy ra việc này theo các chuyên gia có lỗi ở cả hai phía. Khách hàng được chào mờivay vốn với điều kiện dễ dàng đã nhắm mắt vay mà không tìm hiểu kỹ các điều kiện. Trong khi đó nhânviên tư vấn các công ty tài chính thường "ém" đi các điều khoản bất lợi để dụ người vay.

Mập mờ điều khoản

"Trong tình hình cạnh tranh gay gắt, các công ty tài chính sẽ có những mánh khóeđể dụ người vay hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người vay để trục lợi. Do vậy người vay phảithận trọng, tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi đặt bút ký hợp đồng vay vốn"

Chuyên gia Lê Đăng Doanh

Sau khi trả góp được bốn kỳ cho khoản vay mua điện thoại, chị C.K.Diễm (Q.5,TP.HCM) được nhân viên Công ty PPF gọi điện thoại mời vay thêm 12 triệu đồng. Khoản vay này chịDiễm được yêu cầu ra bưu điện nhận tiền. Tại bưu điện, chị đã ký một số giấy tờ theo yêu cầu rồinhận tiền mà không đọc kỹ. Sau một thời gian, chị được công ty gửi bản hợp đồng chi tiết. Lúc nàyđọc kỹ hợp đồng chị mới giật mình vì lãi suất lên đến 6,17%/tháng, tương đương 74,04%/năm, dù trướcđó chị Diễm được nhân viên tư vấn nói lãi suất chỉ hơn 4%/tháng.

Chưa hết, dù thực nhận 12 triệu đồng nhưng số nợ vay theo hợp đồng lên đến 12,929triệu đồng, do công ty cộng cả số tiền bảo hiểm vào tổng số tiền vay. Theo cách tính của công ty,mỗi tháng chị phải trả 1,359 triệu đồng, thời gian vay 15 tháng, tính ra tổng số tiền chị phải trảlên đến 20,385 triệu đồng! Thấy tiền lãi quá cao, một tháng sau chị Diễm yêu cầu trả tiền lại thìnhân viên công ty làm dữ với những lời lẽ rất nặng nề, buộc chị nộp 17 triệu đồng nếu trả tiềnngay. "Chỉ trong một tháng mà phải trả thêm đến 5 triệu đồng để chấm dứt hợp đồng là quá vô lý" -chị Diễm nói và cho biết không còn cách nào khác đành phải duy trì khoản vay đến đáo hạn.

Chị Đ.T.M.Linh (Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) cho biết vay của Công ty tài chínhPPF số tiền 11 triệu đồng, đã thanh toán 1 triệu đồng nhưng sau đó công ty gửi bản hợp đồng kháchẳn, số tiền vay cao hơn do cộng cả phí bảo hiểm vào và yêu cầu phải trả góp cho cả số tiền bảohiểm này. Thấy mập mờ, chị Linh yêu cầu công ty phải cho người xuống làm rõ nhưng không được đápứng, chị liền ngưng thanh toán. Công ty đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng và yêu cầu chị phải trảsố tiền gần 20 triệu đồng. Do chị Linh không đồng ý trả, nhân viên Công ty tài chính PPF đã đến nhàdùng vũ lực để đòi nợ. Bức xúc, chị Linh lên Công ty PPF khiếu nại, nhưng công ty đổ lỗi cho đơn vịđòi nợ và nói không chịu trách nhiệm.

Nhiều khách hàng khác tại TP.HCM cũng phản ảnh khi chào mời vay vốn thì nhân viêntư vấn Công ty PPF nói rất sơ sài về lãi suất cũng như các điều khoản và nhất định không cho xemtrước hợp đồng. Họ cũng bức xúc vì mức phạt chậm thanh toán quá cao, chậm bốn ngày bị buộc đóng250.000 đồng. Có trường hợp đã phải đi trốn nợ.

Ông Trương Văn Hải (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) phản ảnh trường hợp con trai ôngvay 21 triệu đồng của Công ty PPF từ tháng 9-2012, sau 14 tháng đã trả được hơn 28 triệu đồng,không còn khả năng trả nợ nên đã đi khỏi địa phương. Do công ty liên tục thúc nợ, ông Hải nói muốngặp mặt để trả trực tiếp thì công ty không chịu, yêu cầu ông phải trả thông qua bưu điện.

Không vay tiền cũng bị đòi nợ

Anh Nguyễn Duy Phương phản ảnh bị một người xưng là nhân viên Công ty tài chínhPPF liên tục gọi vào số điện thoại của anh để đòi số tiền hơn 20 triệu đồng của một người tên Hùngđã vay từ tháng 9-2013. "Số điện thoại tôi đăng ký từ tháng 11-2012, không hề biết gì chuyện vaynợ, cũng không phải tên Hùng nhưng giải thích kiểu gì họ cũng không nghe. Có khi 21g đêm vẫn gọiđòi nợ, mỗi lần gọi từ một số máy khác nhau" - anh Phương bức xúc nói.

Trả lời chúng tôi bằng văn bản, Công ty PPF thừa nhận có nhầm lẫn trường hợp anhPhương, đồng thời giải thích là do một khách hàng tên Nguyễn Văn Hùng đã cung cấp số điện thoại củaanh Phương với thông tin đây là số điện thoại của vợ anh Hùng. Sau khi nhận được thư khiếu nại,công ty đã xóa số điện thoại anh Phương ra khỏi thông tin liên quan đến khách hàng Nguyễn VănHùng.

Về phản ảnh của các khách hàng cho rằng lãi suất quá cao, đại diện Công ty PPF chorằng đã áp dụng lãi suất thỏa thuận tùy thuộc từng khoản vay, trong đó có khả năng tài chính củangười vay và các yếu tố khác. Công ty cũng khẳng định luôn thông báo rõ về lãi suất cho người vaytrước khi giao kết hợp đồng. Chẳng hạn với trường hợp chị C.K.Diễm, công ty khẳng định đã tư vấncho chị về lãi suất và các điều khoản khác. Chính khách hàng đã ký giấy đề nghị vay vốn kiêm phươngán trả nợ, trong đó có liệt kê chi tiết về lãi suất, phí bảo hiểm, số tiền trả góp hằng tháng cũngnhư đã ký vào từng trang của hợp đồng vay vốn.

Dù nhiều người vay bức xúc rằng không được thông báo rõ ràng về việc phải mua bảohiểm và cũng không muốn mua bảo hiểm vì làm tăng gánh nặng trả nợ, nhưng đại diện công ty vẫn khẳngđịnh đó là khoản bảo hiểm... tự nguyện, công ty chỉ "thực hiện nhiệm vụ giới thiệu dịch vụ", cònquyền quyết định thuộc về người vay.

Phải tìm hiểu kỹ

Theo các chuyên gia, lãi suất cho vay tại các công ty tài chính rất cao do đây làloại hình cho vay tín chấp, người vay không phải thế chấp tài sản, điều kiện vay cũng dễ dàng hơn ởngân hàng. Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết từng nhận được hàng ngàn hồ sơ mà ngườivay giả mạo bảng lương, KT3 để vay tiền công ty tài chính rồi bỏ trốn. Rủi ro cao nên bên cho vayphải đưa lãi suất lên cao để bù đắp. Mặt khác, do món vay nhỏ, chỉ khoảng vài triệu đến vài chụctriệu đồng/món nên chi phí cũng cao hơn.

Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng xảy ra tranh chấp giữa công ty tài chính vàngười vay có nguyên nhân từ hai phía. Phía công ty tài chính cần cho vay nên khi tư vấn chỉ nóinhững thông tin có lợi cho người vay và lờ đi những thông tin bất lợi. Chưa kể hợp đồng không rõràng, nhiều điều khoản không được ghi rõ trong hợp đồng hoặc ghi lập lờ, sau đó người vay vi phạmthì bị phạt rất nặng.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu phân tích các ngân hàng được quản lý bởi hệ thống phápluật rất chặt chẽ, được thanh kiểm tra thường xuyên, còn các công ty tài chính hoạt động trongkhuôn khổ thoáng hơn rất nhiều. Hơn nữa, các hợp đồng dạng này được soạn theo hướng có lợi về bêncho vay, người vay không tìm hiểu kỹ, nhắm mắt ký sẽ dễ rơi vào "bẫy tín dụng", vay dễ trả khó.Theo ông Hiếu, rất nhiều người không đủ điều kiện vay ngân hàng đã tìm đến các công ty tài chính vìcác công ty này cho vay theo dạng tín chấp, phù hợp với người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, lãi suấtvay tín chấp rất cao và người vay thường không nhận biết được lãi suất thật. "Nên nhờ người có hiểubiết pháp luật tư vấn, đồng thời kiểm tra chéo thông tin, thậm chí tra cứu trên mạng trước khiquyết định vay để tránh bị sập bẫy" - ông Hiếu tư vấn.

ÁNH HỒNG

Bị khách hàng hành hung?

Đối với trường hợp chị Đ.T.M.Linh, Công ty PPF cho rằng chính nhân viên công ty bịbạo hành khi đòi nợ, chứ không phải là người dùng vũ lực đòi nợ như chị Linh phản ảnh.

Theo Công ty PPF, chị Linh ký bốn hợp đồng vay vốn với công ty, trong đó có haihợp đồng đã hoàn tất và hai hợp đồng còn lại đang trong tình trạng trễ hạn thanh toán hơn nămtháng. Do chị Linh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng quy định nên cả hai hợp đồng tíndụng còn lại đã bị chấm dứt trước thời hạn. Công ty PPF đã gửi thông báo và yêu cầu chị trả toàn bộsố tiền còn lại nhưng đến nay chị Linh chưa thanh toán.



Nguồn Tuổi trẻ


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày