Cơ hội từ cam kết Net Zero của Việt Nam

Ngọc Thủy Thứ Hai | 06/06/2022 07:30

Việt Nam chưa đặt mục tiêu đối với xe điện lẫn chưa có chính sách hoặc ưu đãi cho ngành xe điện.

Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong ngành năng lượng sạch.
Việt Nam chưa đặt mục tiêu đối với xe điện lẫn chưa có chính sách hoặc ưu đãi cho ngành xe điện.

Net Zero là cam kết mà Việt Nam và 136 nước đã cùng đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 (31/10/2021). Tuy nhiên, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, để đạt Net Zero, đến năm 2030, quy mô điện gió và điện mặt trời cần tăng gấp 4 lần, số xe điện phải tăng 18 lần, hiệu suất sử dụng năng lượng cần nâng cao hơn nhiều lần so với năm 2020.

Bài toán Net Zero

Muốn đạt Net Zero, theo cam kết, Việt Nam cần loại bỏ dần nhiệt điện than đến năm 2040, đồng thời chấm dứt nạn phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030 từ nguồn lực trong nước (9%) và nhờ hỗ trợ của quốc tế (27%). Dự thảo Quy hoạch Điện của Việt Nam (PDP8) cũng đã đặt lộ trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.
Nhưng Việt Nam vẫn đang là quốc gia xuất khẩu điện than lớn thứ 9 thế giới, chiếm 40,6%, với công suất lắp đặt là 39,7 GW, theo báo cáo của PwC. Để chuyển đổi nguồn điện, Việt Nam đã tham gia chương trình “Cơ chế chuyển đổi năng lượng” của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Việt Nam cũng hợp tác với World Bank để phát triển công cụ định giá carbon. Luật Bảo vệ Môi trường (LEP) sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã hợp pháp hóa việc thiết lập định giá carbon dưới hình thức kinh doanh khí thải (ETS) đối với khí nhà kính. Thuế carbon cũng có thể được phát triển theo khuôn khổ của LEP.

Dù vậy, theo đánh giá chung, Việt Nam chưa có chính sách/luật liên quan đến Net Zero (không phát thải carbon); chưa công khai thông tin tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD) và cũng chưa đăng ký chương trình Sáng kiến Mục tiêu dựa trên nghiên cứu khoa học (SBTi). Việt Nam chưa đặt mục tiêu đối với xe điện lẫn chưa có chính sách hoặc ưu đãi cho ngành xe điện. Theo báo cáo PwC, Việt Nam sẽ phải thiết lập chính sách và môi  trường pháp lý cho mục tiêu Net Zero. 

 

Doanh nghiệp tính lớn

Theo ông Nguyễn Hoàng Nam, lãnh đạo Dịch vụ ESG - Dịch vụ Kiểm toán của PwC Việt Nam, trong mục tiêu Net Zero, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò thúc đẩy. Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các tác động, cơ hội, rủi ro để xây dựng những phương án khác nhau, từ đó định vị lại chiến lược kinh doanh cũng như tiêu chí trong hợp tác với  đối tác.

Các tập đoàn nước ngoài đã có những tính toán lớn nhằm nắm bắt cơ hội từ Net Zero. Ông Stanley Huang, CEO của SP Group (Singapore), cho biết Tập đoàn sẽ hỗ trợ các thành phố, quận, thị xã và khách hàng cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng và đẩy mạnh khử carbon. SP Group sẽ tăng cường đầu tư phát triển các dự án năng lượng mặt trời áp mái để đạt mục tiêu 1,5 GW vào năm 2025.

Ông Tsutomu Sugimori, Chủ tịch ENEOS (Nhật), cũng cho biết Tập đoàn mong muốn tham gia quá trình giảm thải khí carbon. Nhiều tập đoàn lớn khác của Nhật như Sojitz, Mitsui, Marubeni đều bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực năng lượng sạch ở Việt Nam.

 

Doanh nghiệp Việt cũng tăng tốc chạy đua. Tính đến tháng 10/2021, Trungnam Group có 1,63 GW công suất điện đóng góp vào nguồn điện của cả nước và là doanh nghiệp tư nhân duy nhất của Việt Nam tham gia quá trình truyền tải điện và đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (Trạm 500 kV Thuận Nam - Ninh Thuận). Năm qua, tập đoàn này đã hoàn thành 3 dự án năng lượng, đáng chú ý là nhà máy điện gió Đông Hải 1 Trà Vinh.

Thực tế, Việt Nam đã nổi lên như điểm nóng về thu hút đầu tư năng lượng sạch. Kể từ năm 2017, khi Việt Nam áp biểu giá FiT cho điện mặt trời, lĩnh vực này đã bùng nổ. Trong 2 năm gần đây, điện mặt trời đã góp hơn 16 GW vào công suất điện. Hàng loạt cái tên như Trungnam Group, T&T Group, Hacom Holdings, Phương Anh, IPC E&C, Thành Thành Công, Kosy, Super Energy (Thái Lan), Hà Đô, Bamboo Capital... đã dấn bước sâu vào năng lượng sạch.

Việt Nam đã nổi lên như điểm nóng về thu hút đầu tư năng lượng sạch. Kể từ năm 2017, khi Việt Nam áp biểu giá FiT cho điện mặt trời, lĩnh vực này đã bùng nổ.
Việt Nam đã nổi lên như điểm nóng về thu hút đầu tư năng lượng sạch. Kể từ năm 2017, khi Việt Nam áp biểu giá FiT cho điện mặt trời, lĩnh vực này đã bùng nổ.

Trungnam Group, chẳng hạn, nhắm tới nâng mức công suất năng lượng tái tạo lên 3,8 GW vào năm 2025. Tổng Giám đốc Nguyễn Tâm Tiến cho biết Công ty sẽ tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo ở các địa phương với mục tiêu đa dạng nguồn phát và đồng hành cùng Chính phủ trong mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050.Trungnam Group đã ký kết hợp tác chiến lược với Hitachi Sustainable Energy (Hitachi SE) cùng triển khai các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn. Đây cũng là con đường các công ty năng lượng sẽ đi. Bởi trong 3-5 năm tới Việt Nam ước cần từ 50-70 tỉ USD để đầu tư vào năng lượng tái tạo. Vì thế, rất cần đẩy mạnh hợp tác chiến lược, huy động vốn quốc tế.

Có thể thấy, dù mới chỉ tham gia thị trường Việt Nam từ năm ngoái nhưng SP Group đã kịp liên doanh với Bamboo Capital để phát triển các dự án năng lượng mặt trời mà khách hàng là các thương hiệu hàng đầu như Vinamilk. Công ty này dự tính dành đầu tư khoảng 750 triệu SGD (tương đương 12.000 tỉ đồng) cho thị trường Việt Nam.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày