Côn trùng xâm lấn lây lan trên diện rộng trên khắp thế giới do biến đổi khí hậu

Minh Duy Thứ Hai | 07/06/2021 17:19

Ngô là mục tiêu tấn công yêu thích của sâu keo mùa thu. Ảnh: Bugworld.org

Tổn thất mùa màng do dịch hại gây ra sẽ tăng 10-25% cho mỗi 1°C nóng lên toàn cầu.
Ngô là mục tiêu tấn công yêu thích của sâu keo mùa thu. Ảnh: Bugworld.org

Theo một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, biến đổi khí hậu đang làm cho các loài côn trùng tàn phá các cây nông nghiệp quan trọng lây lan rộng hơn, làm gia tăng các mối đe dọa đối với an ninh lương thực và môi trường toàn cầu.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Giáo sư Maria Lodovica tại Đại học Turin, Ý và 10 đồng tác giả từ khắp nơi trên thế giới.

Loài gây hại phổ biến hơn

Nghiên cứu đã xem xét 15 loài gây hại thực vật đã lây lan hoặc có thể lây lan do biến đổi khí hậu. Các tác giả của nhóm nghiên cứu cho rằng: rủi ro đang gia tăng với một mùa đông ấm bất thường có thể tạo điều kiện thích hợp cho sự xâm nhập của côn trùng.

Mất mùa do bầy côn trùng đói có thể tăng gấp đôi vào năm 2050 do quần thể bọ phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ ấm hơn do biến đổi khí hậu mang lại. Ảnh: TL.
Mất mùa do bầy côn trùng đói có thể tăng gấp đôi vào năm 2050 do quần thể bọ phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ ấm hơn do biến đổi khí hậu mang lại. Ảnh: TL.

“Những phát hiện quan trọng của nghiên cứu sẽ cảnh báo tất cả chúng ta về việc biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc các loài gây hại truyền nhiễm nghiêm trọng trở nên phổ biến trên khắp thế giới”, ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc cho biết.

 

Thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm

Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc cho biết: khoảng 40% sản lượng cây trồng toàn cầu hiện đang bị mất đi vì sâu bệnh. Dịch bệnh cây trồng cướp đi hơn 220 tỉ USD của nền kinh tế toàn cầu mỗi năm. Các loài có hại xâm lấn gây thiệt hại ít nhất 70 tỉ USD cho các quốc gia và là nguyên nhân chính làm mất đa dạng sinh học.

Các loài như sâu keo mùa thu ăn các loại cây trồng bao gồm ngô, cao lương và kê đã lan rộng do khí hậu ấm hơn. Trong khi đó, những loài khác, như cào cào sa mạc là loài di cư gây hại nhất thế giới, dự kiến thay đổi các tuyến đường di cư và phân bố địa lý của chúng.

Những biến động trên đe dọa đến toàn bộ an ninh lương thực và những người nông dân sản xuất nhỏ, cũng như người dân ở các quốc gia nằm trong số những đối tượng đặc biệt có nguy cơ.

Bảo vệ sức khỏe cây trồng

Nghiên cứu là một trong những sáng kiến quan trọng của Năm Quốc tế về Sức khỏe Cây trồng, kết thúc trong tháng này. Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc cho biết: “Bảo vệ sức khỏe cây trồng” là vấn đề cơ bản để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững. Duy trì sức khỏe cây trồng là một phần không thể thiếu trong công việc của chúng ta hướng tới các hệ thống nông sản thực phẩm hiệu quả, toàn diện, linh hoạt và bền vững hơn”.

Các tác giả của nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bắt đầu bằng việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, vì việc quản lý hiệu quả dịch bệnh xâm hại thực vật ở một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến thành công ở những quốc gia khác.

Ngoài ra, 50% số bệnh thực vật mới xuất hiện lây lan qua du lịch và thương mại, nên các biện pháp để hạn chế sự lây truyền, đồng thời, điều chỉnh các chính sách bảo vệ thực vật cũng rất quan trọng.

Các tác giả cũng nhấn mạnh nhu cầu nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn vào việc củng cố các hệ thống và cấu trúc quốc gia liên quan đến sức khỏe cây trồng.

Có thể bạn quan tâm:

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng thế nào đến cách tiêu tiền của thế hệ millennials?


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày