Hiệp ước toàn cầu về giải quyết ô nhiễm nhựa tăng, vắng bóng Mỹ và Anh

Phùng Mỹ Thứ Ba | 17/11/2020 18:28

Dòng chảy của nhựa vào đại dương dự kiến tăng gấp 3 lần vào năm 2040 nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, lên đến 29 triệu tấn mỗi năm. Ảnh: EPA.

Hơn 2/3 các quốc gia thành viên Liên hợp quốc tuyên bố sẵn sàng đạt một thỏa thuận mới để ngăn chặn làn sóng rác thải nhựa đang gia tăng.
Dòng chảy của nhựa vào đại dương dự kiến tăng gấp 3 lần vào năm 2040 nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, lên đến 29 triệu tấn mỗi năm. Ảnh: EPA.

Theo The Guardian, sự ủng hộ đang ngày càng tăng trên phạm vi quốc tế đối với một hiệp ước toàn cầu mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Hiệp ước này đã xuất hiện, mặc dù 2 nhà sản xuất chất thải bình quân đầu người lớn nhất - Mỹ và Anh - chưa có dấu hiệu tham gia.

Hơn 2/3 các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, bao gồm các quốc gia châu Phi, Baltic, Caribe, Bắc Âu và Thái Bình Dương, cũng như EU, tuyên bố sẵn sàng xem xét lựa chọn một thỏa thuận mới.

Hiệp ước sẽ giống như hiệp định khí hậu Paris hoặc giao thức Montreal để ngăn chặn sự suy giảm tầng ozon. Cả Anh và Mỹ đều không mong muốn có một thỏa thuận mới.

Nước Anh, quốc gia rời EU vào cuối năm nay, đang xem xét một trong hai lựa chọn: ủng hộ các lời kêu gọi ngày càng tăng đàm phán một hiệp ước toàn cầu mới, hoặc củng cố các thỏa thuận hiện có để giảm chất thải nhựa. 

Một quyết định của Bộ trưởng Zac Goldsmith về môi trường được cho là sắp xảy ra. Cho đến này, Mỹ vẫn phản đối thỏa thuận quốc tế về rác thải nhựa.

Hội đồng môi trường của Liên hợp quốc, thành lập nhóm công tác đặc biệt (AHEG) về nhựa biển vào năm 2017, cho rằng khung pháp lý quốc tế hiện hành về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả công ước Stockholm và Basel, là rời rạc và không hiệu quả.

Dòng chảy của nhựa vào đại dương dự kiến ​​tăng gấp 3 lần vào năm 2040 nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục, lên đến 29 triệu tấn mỗi năm, tương đương 50kg cho mỗi mét bờ biển trên thế giới. Cho đến nay, tất cả những nỗ lực được công bố và thực hiện nhằm hạn chế rác thải nhựa chỉ giảm được 7% khối lượng. 

Khi ở dưới biển, rác thải nhựa phân hủy thành vi nhựa, được sinh vật biển ăn vào. Với một số tuyên bố của các bộ trưởng, động lực chính trị cho một thỏa thuận toàn cầu nhằm giải quyết vòng đời đầy đủ của nhựa đang ngày càng gia tăng.

Một quả cầu khổng lồ gồm những tấm lưới cũ và rác thải nhựa ở vùng hội tụ cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương - được biết đến với cái tên “Giỏ rác lớn ở Thái Bình Dương”. Ảnh: Ocean Voyages Institute.
Một quả cầu khổng lồ gồm những tấm lưới cũ và rác thải nhựa ở vùng hội tụ cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương - được biết đến với cái tên “Giỏ rác lớn ở Thái Bình Dương”. Ảnh: Ocean Voyages Institute.

Đầu tháng này, một nghị quyết kêu gọi cộng đồng thế giới đồng ý với một thỏa thuận toàn cầu ràng buộc được các thành viên của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế thông qua.  2 triệu người đã ký vào một bản kiến ​​nghị kêu gọi việc thông qua thỏa thuận.

Cuộc khủng hoảng đang trở nên trầm trọng hơn do ô nhiễm nhựa quá mức liên quan đến thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết để chống lại đại dịch COVID-19.

Mặc dù không có sự đồng thuận về việc liệu thỏa thuận toàn cầu mới có giải quyết rác thải nhựa trên biển hay đi xa hơn để giải quyết ô nhiễm nhựa nói chung, cũng như các ràng buộc về mặt pháp lý nhưng nhiều chuyên gia đã lên tiếng ủng hộ thỏa thuận này.

Ông Ayub Macharia, Giám đốc Cơ quan Môi trường Quốc gia ở Kenya, cho biết: Thế giới yêu cầu một thỏa thuận toàn cầu để bảo vệ “di sản chung, trái đất của chúng ta”. Kenya đang đạt kỷ lục trong việc ban hành lệnh cấm túi nilong vào năm 2017 và túi nhựa sử dụng một lần trong các khu bảo tồn vào năm 2019.

Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ của quốc tế, chỉ riêng hành động của Kenya sẽ không làm giảm lượng rác thải. Theo ông Macharia, do đường biên giới của chúng tôi cho phép buôn bán trái phép nhựa, nó chỉ đơn thuần bị đẩy từ Kenya qua biên giới sang các nước khác. Một số ngành công nghiệp sản xuất túi nilon ở Kenya chỉ đơn giản là di cư sang các nước láng giềng.

Người đứng đầu đơn vị hợp tác môi trường đa phương tại ủy ban châu Âu Hugo-Maria Schally tuyên bố: EU đã là người đề xuất một khuôn khổ toàn cầu mạnh mẽ hơn để giải quyết rác thải biển và ô nhiễm nhựa biển trong một thời gian. Tuy nhiên, sự thiếu vắng việc tham gia của Mỹ vẫn là một trở ngại lớn.

Chuyên gia Schally nói: “Chúng tôi nhận thấy những động thái của Mỹ để đạt được sự hiểu biết nào đó, nhưng tôi không chắc rằng những khó khăn có thể được tháo gỡ”.

 

Nhiều tổ chức phi chính phủ tin rằng thỏa thuận quốc tế là lựa chọn khả thi duy nhất để giải quyết rác thải nhựa. Nhà vận động đại dương cấp cao Christina Dixon tại EIA cho biết: “Việc duy trì hiện trạng không chỉ là điều không thể chấp nhận được mà còn có những tác động thảm khốc đối với hành tinh chúng ta. Do đó, thật vui mừng khi thấy sự hội tụ ngày càng tăng xung quanh một hiệp ước toàn cầu và ràng buộc pháp lý để chống ô nhiễm nhựa”.

Luật sư cấp cao Tim Grabiel tại EIA cho biết: “Hỗ trợ cho một hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa là một hành động quan trọng mà chính quyền Biden có thể thực hiện để sửa chữa những sai lầm của thời Trump. Trong 4 năm qua, chúng tôi đã liên tục vấp phải sự phản đối của chính quyền Trump về việc thực sự giải quyết ô nhiễm nhựa, làm chậm tiến độ và làm suy giảm các nỗ lực quốc tế. Chúng tôi hy vọng rằng, với sự thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất, Mỹ sẽ tham gia cùng các đồng minh và ủng hộ hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa tại UNEA-5”.

Tại Vương quốc Anh, Phát ngôn viên của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác trên khắp Khối thịnh vượng chung để ngăn chặn rác thải nhựa tràn ra đại dương và cam kết thành lập một quỹ “Blue Planet Fund” trị giá 500 triệu bảng Anh để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển để bảo vệ môi trường biển, cũng như xóa đói giảm nghèo”.

Có thể bạn quan tâm:

► Cần 2.000 tỉ USD để đạt mục tiêu toàn cầu không phát thải ròng


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày