Samsung, SK, Lotte, POSCO đưa công nghệ thu hồi CO2 đến Đông Nam Á

Nguyên Hồ Thứ Năm | 18/08/2022 17:32

Công nghệ lưu trữ carbon được gọi là CCS, và công nghệ sử dụng carbon trong các cơ sở sản xuất là CCU. Ảnh: The Korea Times.

Các công ty của Hàn Quốc, bao gồm Samsung, Lotte, GS và SK đã thành lập một liên minh với công ty dầu khí nhà nước ở Malaysia, Petronas.
Công nghệ lưu trữ carbon được gọi là CCS, và công nghệ sử dụng carbon trong các cơ sở sản xuất là CCU. Ảnh: The Korea Times.

Ngày càng nhiều tập đoàn Hàn Quốc tìm cách tăng cường hợp tác kinh doanh sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) với Đông Nam Á, một động thái nhằm tối đa hóa lợi ích chung thông qua việc kết hợp nhu cầu để xác định các cơ sở lưu trú với nhóm các quốc gia phụ thuộc đáng kể vào nhiên liệu hóa thạch. Họ là chi nhánh của các tập đoàn lớn như POSCO, Samsung, SK, Lotte và GS.

Ví dụ, lượng tiêu thụ điện năng của Malaysia và Indonesia phụ thuộc hơn 80% vào than, dầu và khí đốt tự nhiên. Tất cả các nhà máy chạy bằng than cần phải ngừng hoạt động vào năm 2030, như đã nêu trong Thỏa thuận Paris. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ CCUS có thể giúp các cơ sở “câu giờ” trước khi ngừng hoạt động hoàn toàn

 

Các công nghệ CCUS liên quan đến việc thu giữ carbon dioxide (CO2) từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, các hoạt động công nghiệp hay khi vận chuyển CO2 qua tàu hoặc đường ống. Công nghệ này được sử dụng để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị, được lưu giữ dưới trong các thành địa chất dưới lòng đất

Công nghệ lưu trữ carbon được gọi là CCS, và công nghệ sử dụng carbon trong các cơ sở sản xuất là CCU.

Theo các nguồn tin trong ngành, sáu công ty của Hàn Quốc, bao gồm Công ty Công nghiệp nặng Samsung, Samsung Engineering, Lotte Chemical, GS Energy, SK Energy và SK Earthon, đã thành lập một liên minh với Petronas, một công ty dầu khí nhà nước ở Malaysia, để vận chuyển hiệu quả lượng carbon thải ra ở Hàn Quốc sang Malaysia để lưu kho.

Bang Sarawak của Malaysia đang được xem xét làm nơi lưu trữ. Dự kiến sẽ tăng tốc phát triển sau khi tính khả thi của ý tưởng kinh doanh này được xem xét kỹ lưỡng. Đây là dự án tiêu biểu, đại diện cho sự hợp tác mà công ty dầu khí nhà nước Malaysia tìm kiếm với Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghệ CCUS.

Tháng 12 năm ngoái, Petronas đã ký thỏa thuận MOU với POSCO International và POSCO Engineering & Construction (E&C) cho các dự án tương tự. Cả ba đã đồng ý sử dụng các công nghệ CCUS do Tập đoàn POSCO phát triển để biến Malaysia thành một trung tâm lưu trữ carbon.

Tất cả các nhà máy chạy bằng than cần phải ngừng hoạt động vào năm 2030, như đã nêu trong Thỏa thuận Paris. Ảnh: The Korea Times.

Một dự án nghiên cứu chung đang được tiến hành giữa SK E&S, một chi nhánh kinh doanh khí đốt tự nhiên hóa lỏng của SK Group và công ty khí đốt nhà nước PT Perusahaan Gas Negara Tbk (PGN) của Indonesia trong lĩnh vực CCS.

Sự hợp tác xuyên quốc gia mang lại hiệu quả tốt cho Hàn Quốc, vì nước này có thể dễ dàng vận chuyển carbon được thu giữ và lưu trữ tới các nước châu Âu và Mỹ, nơi thị trường CCUS có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Các kho dầu và khí đốt tự nhiên được khoan gần đây ở các nước có thể được sử dụng làm kho chứa, một quá trình tương đối dễ dàng so với việc xác định các địa điểm ở Hàn Quốc, nơi rất đông dân cư. Các công ty có thể tìm cách mở rộng kinh doanh để lưu trữ cả hydro, nguồn năng lượng thế hệ mới trong tương lai.

Blue hydro, một nguồn năng lượng “xanh” hơn được tạo ra từ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), cần các công nghệ CCS để tạo ra nó, mang lại cơ hội tăng trưởng cho cả các công ty Hàn Quốc và các doanh nghiệp LNG ở Indonesia và Malaysia..

Có thể bạn quan tâm: 

Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới mất 174 tỉ USD trong nửa đầu năm

Nguồn The Korea Times


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày