Thời của nông nghiệp hữu cơ

Minh Anh Thứ Hai | 23/11/2020 17:17

Chợ phiên Organic mang tên “Organic Town – Gis Market” tạo TP.HCM.Ảnh: BSA

Nhiều doanh nghiệp sản xuất hữu cơ của Việt Nam đã bắt đầu được người tiêu dùng đón nhận và ủng hộ.
Chợ phiên Organic mang tên “Organic Town – Gis Market” tạo TP.HCM.Ảnh: BSA

Mở phiên chợ Nông sản hữu cơ cho người tiêu dùng

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Vinamit, cho biết: Trong những năm gần đây, các nông trại của Việt Nam đang nổ lực chuyển đổi, làm ra ngày một nhiều những sản phẩm Organic, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Và đã tới lúc họ cần có một không gian để hội tụ, gặp gỡ, tìm hiểu, giao lưu và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm tốt nhất của mình.

Chính vì vậy, Vinamit kết hợp cùng Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cùng nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hữu cơ đã cùng tổ chức không gian “Organic Town – Gis Market”. Có thể gọi đây là một chợ phiên của sản phẩm hữu cơ và HVNCLC – Chuẩn hội nhập. Chợ phiên sẽ hoạt động vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần tại số 84 Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM.

Ảnh:
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Vinamit, các nông trại của Việt Nam đang nổ lực chuyển đổi, làm ra ngày một nhiều những sản phẩm Organic, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Ảnh: BSA

Organic Town là một không gian trưng bày – mua bán nông sản – thực phẩm hữu cơ, HVNCLC - Chuẩn hội nhập. Là ngôi nhà chung của những sản phẩm xanh – sạch – an toàn – đẳng cấp. Là điểm hẹn của doanh nghiệp – doanh nông – chủ trang trại… và người tiêu dùng thành thị. Chúng tôi hy vọng, cách làm này sẽ tạo động lực để những doanh nông, những hợp tác xã, cả những chủ nông trại nhỏ hướng tới một kiểu canh tác kiểu mới trong tương lai.

Theo bà Bà Nguyễn Thị Quỳnh Viên, Nhà sáng lập Happy Vegi, sau nhiều năm chào hàng, đến năm 2018, Happy Vegi đã tìm được chỗ đứng tại các siêu thị. Sản phẩm của chúng tôi làm ra đến đâu bán đến đó, bà Viên, chia sẻ.

Ảnh:
Sau nhiều năm lăn lộn chào hàng, đến năm 2018, Happy Vegi đã tìm được chỗ đứng tại các siêu thị. Ảnh: BSA

Nhiều đơn vị tìm đến ngỏ lời muốn liên kết sản xuất. Sau thời gian hoàn thiện quy trình quản lý phần mềm, năm nay, bà Viên mới tự tin bắt tay cùng các đối tác. "Chúng tôi đang thiết lập 2 vườn liên kết bằng số hoá, quản trị nông nghiệp bằng ứng dụng. Với việc này, tôi tin rằng trồng rau sạch không hoá chất có thể đảm bảo thu nhập", bà Viên nói.

Sản phẩm hữu cơ đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường​

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN HVNCLC, cho biết: Gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là ở đô thị, về các sản phẩm Organic, hay đạt tiêu chuẩn quốc tế tăng lên đáng kể. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chọn những sản phẩm đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu lựa chọn của người tiêu dùng. Đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp đã có chuẩn hoặc đang xuất khẩu qua những thị trường khó tính, tham gia để mở rộng không gian phục vụ cho người tiêu dùng.

“Chúng tôi cố gắng tạo ra những không gian tin cậy cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng yên tâm khi có thêm nhiều sản phẩm tốt, có tiêu chuẩn. Đó cũng là một cách hỗ trợ, thúc đẩy tích cực cho nhà sản xuất”, bà Vũ Kim Hạnh, chia sẻ.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinamit đánh giá, thời của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam là từ năm 2020. Ông cho rằng, người tiêu dùng đang trông đợi sản phẩm thiết thực cho cuộc sống, nói cách khác là thực phẩm sạch.

Ảnh:
Ông Phạm Thái Bình giới thiệu sản phẩm gạo sạch Trung An tại Phiên chợ. Ảnh: BSA

"Chúng ta phải cảm ơn COVID-19, khi mà những sản phẩm liên quan sức khoẻ đều tăng trưởng. So với doanh nghiệp nhỏ và startup, các hãng lớn không trở tay kịp. Năm nay chính là cơ hội lớn cho các startup đã chuẩn bị từ 2018-2019 bùng nổ, một số còn đang thiếu hàng", ông Viên cho biết.

Tại phiên chợ, thịt heo rừng hữu cơ của Công ty Vinamit được chào bán đắt gần gấp ba thịt heo thông thường. Theo ông Viên, chi phí sản xuất rất cao nên giá bán lẻ loại thịt này cũng cao hơn mặt bằng chung của thịt heo nhà và heo rừng nuôi thông thường.

Hiện trang trại của ông Viên có khoảng 3.000 con heo rừng hữu cơ đạt tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Trước đây, sản phẩm này chủ yếu bán nội bộ, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn. Đây là lần đầu tiên Vinamit thử cho bán lẻ với người tiêu dùng TP.HCM.

Một con heo rừng hữu cơ được đưa vào giết mổ có trọng lượng chỉ 40-50 kg, trong kho heo thông thường xuất chuồng từ 90-110 kg. So với các loại heo rừng nuôi thông thường, heo rừng lai đang được bán trên thị trường, giá heo rừng hữu cơ cao hơn từ vài chục đến khoảng 100.000 đồng (tùy loại). Những sản phẩm khác như, rau củ sạch của Happy Vegi, gạo Trung An, thực phẩm rau, trái cây sạch của Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Hải Âu…


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày