Toshiba ngừng nhận đơn đặt hàng từ các nhà máy nhiệt điện than

Phùng Mỹ Thứ Tư | 11/11/2020 17:10

Toshiba đang từ bỏ các hoạt động kinh doanh liên quan đến than để tìm các nguồn năng lượng sạch hơn. Ảnh: AFP.

Công ty có kế hoạch tăng cường đầu tư năng lượng tái tạo gấp 5 lần vì Nhật Bản đặt mục tiêu không phát thải.
Toshiba đang từ bỏ các hoạt động kinh doanh liên quan đến than để tìm các nguồn năng lượng sạch hơn. Ảnh: AFP.

Theo Nikkei Asian Review, Toshiba sẽ ngừng nhận đơn đặt hàng cho các nhà máy nhiệt điện than mới. Điều này phù hợp với sự thay đổi toàn cầu về hướng giảm lượng khí thải carbon.

Phát ngôn viên công ty Toshiba – bà Yoko Takagi nói rằng: “Chúng tôi vẫn có các dự án đang triển khai, nhưng chúng tôi đã quyết định rút khỏi việc xây dựng các nhà máy chạy bằng than mới”. Ảnh: AFP.
Phát ngôn viên công ty Toshiba – bà Yoko Takagi nói rằng: “Chúng tôi vẫn có các dự án đang triển khai, nhưng chúng tôi đã quyết định rút khỏi việc xây dựng các nhà máy chạy bằng than mới”. Ảnh: AFP.

Chuyển ưu tiên của mình trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng sang năng lượng tái tạo, tập đoàn công nghiệp Nhật Bản sẽ tăng đầu tư hàng năm vào lĩnh vực năng lượng tái tạo gần gấp 5 lần lên 160 tỉ yen (1,52 tỉ USD) vào năm tài chính 2022.

Động thái này diễn ra sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga cam kết giảm lượng khí thải ròng gây hiệu ứng nhà kính của Nhật xuống mức 0 vào năm 2050.

Đó là sự thay đổi làm nổi bật sự khác biệt giữa các nhà cung cấp thiết bị khi họ rời bỏ ngành than và tập trung vào tuabin khí và năng lượng tái tạo.

Với việc công ty Mitsubishi Heavy Industries và các đối thủ quốc tế như Siemens của Đức đánh giá lại các hoạt động kinh doanh liên quan đến than, cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng sẽ được thúc đẩy bởi khả năng thích ứng với nhu cầu thay đổi.

Toshiba nắm giữ 11% thị trường sản xuất nhiệt điện toàn cầu, ngoại trừ Trung Quốc. Điều này bao gồm xây dựng nhà máy điện, sản xuất tuabin hơi nước và cung cấp dịch vụ bảo trì, cũng như các dịch vụ khác. 

Trong khi ngừng nhận các đơn đặt hàng mới cho các nhà máy nhiệt điện bằng than, thì công ty Toshiba sẽ xây dựng khoảng 10 nhà máy theo đơn đặt hàng hiện có ở Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác.

Các tập đoàn công nghiệp ở nước ngoài cũng đang thu hẹp sự hiện diện của họ trong lĩnh vực điện than. Siemens Energy, đơn vị điện và khí đốt của Siemens ra mắt vào tháng 4, sẽ ngừng tham gia các đấu thầu mới cho các nhà máy điện chỉ sử dụng than có hiệu lực ngay lập tức. 

Tuy nhiên, Siemens Energy sẽ tiếp tục bảo trì và cung cấp các bộ phận thay thế cho các nhà máy hiện có. Công ty Đức có kế hoạch tập trung vào các trang trại gió, công nghệ truyền tải điện và sản xuất điện từ khí đốt để tăng trưởng trong tương lai. Giám đốc điều hành Christian Bruch cho biết: Siemens Energy sẽ chuyển sang một danh mục đầu tư theo định hướng tăng trưởng, bền vững hơn.

Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3.2019, Toshiba ghi nhận gần 3.400 tỉ yen doanh thu hợp nhất, trong đó nhiệt điện và thủy lực chiếm 223 tỉ yen. Công ty sẽ tiếp tục sản xuất tuabin chủ yếu để thay thế, nhưng việc kinh doanh phải đối mặt với việc cắt giảm mạnh.

Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo - cùng với sự chú ý nhiều hơn của nhà đầu tư về các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp - đang làm suy yếu nhu cầu toàn cầu đối với các nhà máy nhiệt điện than. 

Chính phủ ở các nước công nghiệp đang dẫn đầu. Tổng thống sắp tới của Mỹ Joe Biden đã tuyên bố một mục tiêu tương tự như cam kết của Thủ tướng Suga về việc không phát thải khí nhà kính.

Cảng than Lòng Tàu, Việt Nam. Ảnh: GCR.
Cảng than Lòng Tàu, Việt Nam. Ảnh: GCR.

Nhu cầu điện than vẫn mạnh ở Đông Nam Á. Để thay thế than đá, Toshiba sẽ đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển năng lượng gió ngoài khơi và các tế bào quang điện thế hệ tiếp theo. Công ty hy vọng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo lên 650 tỉ yen vào năm tài chính 2030, từ 190 tỉ trong năm tài chính 2019.

Đầu tháng này, Toshiba cho biết: công ty sẽ tham gia kinh doanh nhà máy điện "ảo", mua điện từ các nguồn tái tạo trên khắp Nhật Bản để bán lại cho các công ty điện lực địa phương.

Trong số các công ty Nhật Bản, Mitsubishi Heavy - công ty chiếm 12% thị phần sản xuất nhiệt điện toàn cầu - cũng đang gặp khó khăn. Mitsubishi Power phải vật lộn để tìm đơn đặt hàng xây dựng các nhà máy điện than mới. Tuy nhiên, doanh số bán tuabin và các thiết bị khác cho các cơ sở này vẫn ế ẩm.

Bảo trì và các dịch vụ khác tạo ra 40% doanh thu liên quan đến điện than của Mitsubishi Heavy và công ty đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này lên khoảng 80%.

Trước Toshiba và Siemens, hồi tháng 9 General Electric thông báo ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và các cơ sở cung cấp. Công ty Mỹ sẽ chuyển trọng tâm từ việc xây dựng các trạm điện mới sang bảo trì và các dịch vụ khác.

Các nhà sản xuất nhiệt điện than của Nhật Bản đã chỉ ra hiệu quả môi trường của họ, nhưng một phong trào hướng tới quá trình khử cacbon đang khiến các công ty phải xem xét lại việc sử dụng than.

Các nhà kinh doanh tổng hợp cũng giúp các nhà sản xuất Nhật giành đơn đặt hàng xây dựng các nhà máy điện ở nước ngoài. Các công ty này cũng buộc phải thay đổi chiến lược, bao gồm cả việc mở rộng hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo.

Có thể bạn quan tâm:

► Nhật Bản cam kết giảm phát thải ròng xuống mức 0 vào năm 2050


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày