Trung Quốc và Nhật có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội năng lượng tái tạo trị giá 205 tỉ USD của ASEAN

Phùng Mỹ Thứ Ba | 15/12/2020 15:11

Trong thập niên qua, tài trợ than từ các ngân hàng của 3 nước đã vượt xa sự hỗ trợ cho năng lượng tái tạo. Ảnh: Reuters.

Các chính phủ cần thúc đẩy các ngân hàng ra khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Trong thập niên qua, tài trợ than từ các ngân hàng của 3 nước đã vượt xa sự hỗ trợ cho năng lượng tái tạo. Ảnh: Reuters.

Theo Nikkei Asian Review, triển vọng giữ nhiệt độ toàn cầu trong mức kiểm soát dường như đang tăng lên khi hơn 70 nguyên thủ quốc gia hồi cuối tuần đánh dấu kỷ niệm 5 năm hiệp định khí hậu Paris.

Tuy nhiên, một báo cáo của Greenpeace công bố ngày 15.12 lập luận rằng, các nền kinh tế lớn vượt qua các mục tiêu khí hậu vẫn chưa làm đủ. Các ngân hàng cần phải đẩy mạnh mục tiêu trên hơn nữa.

Sự chậm lại do đại dịch gây ra có thể mang lại cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương một cơ hội để bắt kịp các mục tiêu về môi trường và tạo cơ sở cho một tương lai xanh hơn. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Sự chậm lại do đại dịch gây ra có thể mang lại cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương một cơ hội để bắt kịp các mục tiêu về môi trường và tạo cơ sở cho một tương lai xanh hơn. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị thượng đỉnh về tham vọng khí hậu đã báo cáo tiến độ giảm sản lượng khí nóng lên, với 24 chiến lược mới và các mục tiêu được công bố. Vì Mỹ vắng mặt trong hành động khí hậu, người đứng đầu hội nghị thượng đỉnh là ông Tập Cận Bình đã tuyên bố về việc Trung Quốc sẽ giảm cường độ carbon hơn 65% vào năm 2030. Đồng thời, Trung Quốc cũng nâng công suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió lên hơn 1,2 tỉ kilowatt.

Báo cáo của Greenpeace cảnh báo Trung Quốc, Nhật, cũng như Hàn Quốc, nên tránh tiêu chuẩn kép là đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong khi xuất khẩu than sang các nước láng giềng ít hơn.

Vào mùa thu năm nay, các nhà lãnh đạo của 3 trong số 4 nền kinh tế lớn nhất châu Á đều cam kết mục tiêu trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này. Chính phủ Nhật và 3 ngân hàng lớn gồm Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui, Mizuho và Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ cũng ngừng cho vay đối với các dự án than mới. 

Trong thập niên qua, tài trợ than từ các ngân hàng của 3 nước đã vượt xa sự hỗ trợ cho năng lượng tái tạo. Vào thời điểm đó, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã đầu tư lần lượt 14,6 tỉ USD và 17,3 tỉ USD vào các dự án than và khí đốt. Tuy nhiên, mỗi dự án chỉ trả hơn 2 tỉ USD cho các khoản vay về năng lượng mặt trời và điện gió.

Trưởng bộ phận khí hậu và năng lượng Insung Lee của tổ chức Greenpeace Nhật cho biết: “Tài chính Đông Á sẽ quan trọng đối với năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á như đối với than đá.

Nói cách khác, các ngân hàng Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc có thể sớm có cơ hội nắm bắt thị trường năng lượng tái tạo của Đông Nam Á trị giá 205 tỉ USD. Con số này gần gấp 3 lần so với giá than trong thập kỷ trước. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á sẽ tăng 60% từ năm 2018-2040.

Tài chính công và tư nhân ở Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc có nguy cơ bỏ lỡ các cơ hội thị trường trong năng lượng tái tạo vì họ không sẵn sàng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Đầu tư năng lượng từ các ngân hàng công. Ảnh: Greenpeace report.
Đầu tư năng lượng từ các ngân hàng công. Ảnh: Greenpeace report.

Các chính phủ sẽ cần giúp các ngân hàng tư nhân thoát ra khỏi vùng an toàn của họ. Đây vốn là nơi tồn tại các công cụ tài chính cho các dự án năng lượng truyền thống chứ không phải cho năng lượng tái tạo.

Các ngân hàng công và tư ở Hàn Quốc, vốn không hoạt động trong lĩnh vực tài chính năng lượng tái tạo ở nước ngoài, sẽ yêu cầu chính phủ thúc đẩy. Các ngân hàng phát triển công được nhà nước hậu thuẫn một lần nữa cần phải đóng vai trò tiên phong để tham gia vào các thị trường mới.

Mặc dù họ là những người cho vay tích cực đối với năng lượng tái tạo, nhưng các ngân hàng tư nhân không thích rủi ro của Nhật lại ưu tiên các dự án ở các nước phát triển, nơi không cần bảo lãnh chủ quyền. Hai trong số 3 ngân hàng lớn của Nhật gồm MUFG và Mizuho, ​​đã đặt mục tiêu dòng vốn tài chính môi trường năm 2030 lần lượt là 76,9 tỉ USD và 115 tỉ USD.

Để giúp các ngân hàng đạt được mục tiêu của mình, việc bảo lãnh từ các ngân hàng dường như là điều bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo thông qua cơ chế tín dụng.

Báo cáo của Greenpeace có sự hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật, cơ quan cung cấp các khoản tài trợ cho các nước đang phát triển, vì ưu tiên các dự án địa nhiệt hơn năng lượng mặt trời và gió. Nếu các lĩnh vực địa nhiệt, thủy điện là nguồn năng lượng sạch, thì năng lượng mặt trời và năng lượng gió nên được ưu tiên để tạo việc làm nhanh chóng hơn trong thế giới hậu COVID-19.

Cả 3 nước lớn của Đông Á gần đây đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Nhưng Greenpeace khuyến nghị nên tận dụng sự hội nhập tài chính mà RCEP cam kết để tạo ra sự xâm nhập cho tài chính năng lượng tái tạo ở các quốc gia mới nổi. Điều này có thể dẫn đến sự hợp tác giữa 3 nền kinh tế lớn.

Có thể bạn quan tâm:

Thế giới có nguy cơ đánh mất mục tiêu khí hậu Paris


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày