Việt Nam đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch ở Đông Nam Á

Mỹ Quyên Thứ Tư | 08/06/2022 12:00

Ảnh: The Economist

Nhưng Việt Nam vẫn cần phải loại bỏ than.
Ảnh: The Economist

Đông Nam Á là một trong những nơi trên thế giới dễ bị tác động nhất bởi biến đổi khí hậu, nhưng vẫn còn rất “ưu ái” nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một điểm sáng trong khu vực.

Trong 4 năm tính đến năm 2021, tỷ trọng điện năng được sản xuất bằng năng lượng mặt trời tại Việt Nam đã tăng lên gần 11%. Đây không chỉ là tốc độ tăng nhanh hơn hầu hết mọi nơi trên thế giới, mà còn là một tỷ trọng lớn hơn so với các nền kinh tế “đồ sộ” như Pháp hoặc Nhật Bản. 

Đến năm ngoái, Việt Nam đã trở thành nước sản xuất điện mặt trời lớn thứ 10 trên thế giới. Nhấn mạnh cam kết của đất nước đối với quá trình chuyển đổi năng lượng. Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam, đã tuyên bố vào tháng 11 sẽ ngừng xây dựng các nhà máy mới chạy bằng than và giảm lượng khí thải của đất nước xuống 0 vào năm 2050.

Thủ tướng khẳng định thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ảnh: CAND.

Các quốc gia Đông Nam Á khác hi vọng có thể đạt vị thế cao hơn trong cuộc đua và học được thêm nhiều thứ từ Việt Nam. Việt Nam cũng đã tăng gấp bốn lần công suất gió và năng lượng mặt trời kể từ năm 2019. 

Thành tích phi thường này chủ yếu là kết quả của ý chí chính trị và các khuyến khích thị trường, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi ông Paul Burke và Thắng Đỗ của Đại học Quốc gia Úc, cùng những người khác. 

Vào năm 2017, chính phủ đã bắt đầu trả cho các nhà cung cấp năng lượng mặt trời một biểu giá cung ở mức cố định, lên tới 9,35 cent cho mỗi kilowatt giờ (kWh) mà họ cung cấp cho lưới điện, được xem là khá hào phóng vì chi phí thường dao động từ 5 đến 7 cent/kWh. Kết quả là 100.000 tấm pin mặt trời trên mái nhà đã được lắp đặt vào năm 2019 và 2020, nâng công suất năng lượng mặt trời của đất nước lên con số khổng lồ, 16 gigawatt. Các nước Đông Nam Á khác đã thử áp dụng thuế nhập khẩu, nhưng chưa đủ sức hấp dẫn.

Những cải cách giúp các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam dễ dàng hơn cũng đã giúp ích. Vì điều đó đồng nghĩa với việc chấm dứt tình trạng độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), công ty năng lượng nhà nước, về sản xuất điện trong nước. Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài ở các quốc gia Đông Nam Á khác, thường bị mắc kẹt bởi các quy chuẩn và phải cạnh tranh với các công ty nhiên liệu hóa thạch trong nước, vốn được hưởng các khoản trợ cấp lớn.

Nhưng nếu Việt Nam hy vọng đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thì Việt Nam sẽ phải nỗ lực hơn nữa. Theo Dezan Shira, một công ty tư vấn, nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam đã tăng khoảng 10% mỗi năm trong thập kỷ qua. Hầu hết nhu cầu đó đã được đáp ứng bằng than. 

 

Ember, một tổ chức tư vấn về năng lượng ở London, cho biết tỷ lệ điện được tạo ra từ nguồn không sạch đã tăng từ 33% lên 51% trong 5 năm, tính đến năm 2021 (xem biểu đồ). Chính phủ cũng phải đảm bảo rằng nền kinh tế tiếp tục phát triển, ngay cả khi đất nước ngừng sử dụng than đá.

Ông Burke nói: “Các nhà hoạch định của chính phủ“ cần phải tăng cường năng lượng gió và mặt trời nhanh chóng, hết năm này qua năm khác”. Vẫn chưa rõ họ sẽ làm điều này như thế nào. Kế hoạch tổng thể phác thảo cách quốc gia tạo ra năng lượng, được công bố mỗi thập kỷ một lần, đang được sửa đổi và có thể ra mắt sớm nhất là trong tháng này. Hầu hết lượng điện có được từ năng lượng tái tạo hiện nay đến từ các đập thủy điện.

Cải thiện lưới điện sẽ cực kỳ tốn kém và còn một số vấn đề bất cập vì điều này chắc chắn sẽ đòi hỏi chính phủ phải tìm kiếm nguồn đầu tư tư nhân. 

Có thể bạn quan tâm:

 'Cuộc khủng hoảng' cơm gà ở Singapore

Nguồn The Economist


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày