Tạp chí số 716

Bếp trên mây là xu hướng

Bảo Trung Thứ Sáu | 26/02/2021 08:39

Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu gây ảnh hưởng đến rất nhiều ngành kinh doanh khác nhau. Ảnh: foodserviceweb.it.

Dịch COVID-19 càng thúc đẩy nhanh xu hướng Bếp trên mây.
Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu gây ảnh hưởng đến rất nhiều ngành kinh doanh khác nhau. Ảnh: foodserviceweb.it.

Sự tiến bộ của công nghệ đã tạo nên nhiều thay đổi lớn trong ngành dịch vụ ăn uống, đặc biệt là hành vi, thói quen của người tiêu dùng. Một trong những tiến bộ nổi bật nhất chính là mô hình bếp trên mây, còn được biết đến với tên gọi Cloud Kitchen.

Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu gây ảnh hưởng đến rất nhiều ngành kinh doanh khác nhau, nhất là lĩnh vực F&B. Chính vì vậy, mô hình Cloud Kitchen càng chứng tỏ được ưu thế nổi bật. Mô hình này tối thiểu hóa sự hiện diện về mặt vật lý, tối đa hiện diện qua kênh trực tuyến, tập trung vào phần giao hàng cho khách qua ứng dụng giao hàng của chủ bếp. Các nhà hàng không cần sở hữu vị trí kinh doanh như bình thường, không cần đầu tư vào bàn ghế, không gian ăn uống..., hơn hết là phải có khách đến nhà hàng thưởng thức.

Các hoạt động hoàn toàn dựa vào hình thức dịch vụ đặt hàng trực tuyến và món ăn sẽ trực tiếp được giao đến tận tay khách hàng. Do đó, nhà hàng có thể tiếp cận đến số lượng lớn đối tượng khách hàng ở nhiều khu vực chứ không bị giới hạn phạm vi như mô hình kinh doanh cũ. Ông Trần Hữu Thành, Giám đốc Dự án TASTY Kitchen, chia sẻ: “Đây là một mô hình kinh doanh cực kỳ thú vị, mang đến cuộc cách mạng trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam trong thời gian sắp đến khi các khách hàng không cần trực tiếp đến nhà hàng mới dùng được bữa. Thay vào đó, họ chỉ cần đặt món, các món ăn giao tận tay khách hàng ở bất cứ đâu vào bất kỳ các bữa ăn trong ngày”.

 

Cũng theo Euromonitor International, đến năm 2030 thị trường bếp trên mây thế giới có thể trị giá 1.000 tỉ USD. Trong mô hình này, các cơ sở hoạt động tập trung có thể cung cấp hàng loạt món ăn cho những nhà hàng muốn mở rộng dịch vụ giao đồ ăn, hay dành cho các thương hiệu chỉ hoạt động thông qua ứng dụng di động.

Trên thế giới, mô hình Cloud Kitchen được xem là những startup khá hấp dẫn với giới đầu tư. Theo thông tin từ CNN, CloudKitchens, công ty có trụ sở tại Mỹ, đã nhận được hơn 400 triệu USD tiền góp vốn. Trong khi đó, Reef (Mỹ) đang chế biến thức ăn từ hàng ngàn bãi đỗ xe, Rebel Foods (Ấn Độ) điều hành các nhà bếp trên mây cho hơn 3.000 nhà hàng trực tuyến ở 35 thành phố tại đất nước đông dân thứ nhì hành tinh.

Ảnh: TL.
Ngoài ra, theo báo cáo của Google, Bain & Co và Temasek, giao đồ ăn trực tuyến trong khu vực tăng gấp 13 lần so với năm 2015, đạt 5,2 tỉ USD. Ảnh: TL.

Ngoài ra, theo báo cáo của Google, Bain & Co và Temasek, giao đồ ăn trực tuyến trong khu vực tăng gấp 13 lần so với năm 2015, đạt 5,2 tỉ USD. Báo cáo dự đoán thị trường sẽ đạt 20 tỉ USD vào năm 2025, tương đương dịch vụ vận tải trực tuyến. Dịch bệnh giúp tăng tốc xu hướng này.

Đổi mới trong cạnh trạnh

Với những ưu điểm của mô hình Cloud Kitchen, Grab đã liên tục mở hơn 50 bếp trên mây tại Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Singapore và Philippines. Công ty cũng ráo riết mở rộng tại Indonesia. Gojek cũng ngay lập tức mở 27 bếp trên mây tại thủ phủ Indonesia, sẵn sàng cho cuộc chiến khốc liệt.

 

Tuy nhiên, khác hoàn toàn mô hình Cloud Kitchen như Grab, Chef Station...(chỉ đơn thuần là bên thứ 3, có trách nhiệm tìm kiếm và kết nối khách hàng với nhà hàng), TASTY Kitchen lại mang ưu điểm nổi bật hơn khi quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư đội ngũ bếp chuyên nghiệp.

Vì vậy,  món ăn khi đến tay khách hàng luôn đảm bảo hương vị, chất lượng, an toàn và tiện lợi. Cùng với đó là việc đầu tư phát triển các kênh đặt hàng trực tuyến dễ dàng kết nối đến những khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau. Ông Trần Hữu Thành cho biết: “Sau một thời gian hoạt động startup “bếp trên mây” TASTY Kitchen đã nhận được phản hồi tích cực cùng những chia sẻ của các khách hàng xem đây như một giải pháp cho bữa ăn gia đình họ”.

Hiện tại, TASTY Kitchen đã và đang xây dựng, triển khai hàng loạt nhà bếp ở nhiều khu vực tại TP.HCM. Với mục tiêu là 20 nhà bếp hiện hữu, TASTY Kitchen sẽ phủ mọi ngóc ngách của TP.HCM. Trong tương lai gần, đối tượng TASTY Kitchen nhắm đến là khách hàng cá nhân tại một số quận của TP.HCM. Đồng thời, Công ty cũng phát triển đa dạng các kênh đặt hàng trực tuyến để dễ dàng tiếp cận khách hàng. Đi cùng với đó là số lượng cũng như chất lượng món ăn càng được đầu tư nghiên cứu mang đến sự đa dạng lựa chọn cho khách hàng.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày