Phong Cách Sống

Mục tiêu mới của Trump trong thương chiến: Sinh viên Trung Quốc tại Mỹ

Mạnh Đức Thứ Ba | 04/06/2019 10:32

Ảnh: Bloomberg.

Đầu tiên là thương mại, đến công nghệ, bây giờ là tài năng, Chính quyền Trump đã bắt đầu nhắm đến các nhân tài Trung Quốc ưu tú nhất ở Mỹ.
Ảnh: Bloomberg.

Mỹ sẽ rà soát kỹ lưỡng xem những nhân tài ưu tú người Trung Quốc này, có mối quan hệ với Bắc Kinh hay không và hạn chế thị thực cấp cho các du học sinh.

Trao đổi với Bloomberg, nhiều sinh viên tốt nghiệp và học giả Trung Quốc cho biết họ cảm thấy rằng môi trường học tập và công việc tại Mỹ ngày càng không thân thiện. Đại học Emory đã sa thải hai giáo sư người Mỹ gốc Hoa vào ngày 16.5 và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo vào ngày 3.6 về những rủi ro khi học tập tại Mỹ khi ngày càng có nhiều sinh viên bị từ chối cấp thị thực (visa).

► Trump đang mở rộng chiến tranh thương mại ra toàn cầu

Diễn biến này nhấn mạnh cách các cuộc xung đột thương mại đang thay đổi căn bản mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ phụ thuộc lớn vào nhau đến sự nghi ngờ ngày càng tăng. Tổng thống Donald Trump, gần đây, đã mở rộng các biện pháp kiềm chế hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc cũng đáp trả bằng việc lập một danh sách đen các thực thể nước ngoài “không đáng tin cậy” kể từ khi các cuộc đàm phán thương mại của họ đổ vỡ,  điều đã dẫn đến những cảnh báo mới của Phố Wall về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giáo dục trong nhiều thập kỷ là một điểm hợp tác mạnh mẽ giữa 2 nước, với sự xuất hiện ngày càng tăng của sinh viên Trung Quốc đã giúp lấy đầy túi tiền của trường đại học Mỹ, trong khi cho phép Trung Quốc tiếp cận với một số trung tâm nghiên cứu tốt nhất thế giới. Mỹ đã tiếp nhận hơn 360.000 sinh viên từ Trung Quốc vào năm ngoái, theo báo cáo của Viện Giáo dục Quốc tế, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng đã chậm lại trong bối cảnh căng thẳng thương mại, khi số lượng sinh viên chỉ tăng 3,6% trong năm 2018, chưa bằng một nửa tốc độ của năm trước. Theo số liệu mới của chính phủ Trung Quốc, tỷ lệ du học sinh nhận trợ cấp từ chính phủ Trung Quốc bị từ chối cấp thị thực đã tăng lên 13,5% trong quý I.2019, so với 3,2% trong cùng kỳ năm 2018.

Muc tieu moi cua Trump trong thuong chien: Sinh vien Trung Quoc tai My
 

Với các du học sinh Trung Quốc tại Mỹ, việc xin gia hạn thị thực tốn nhiều thời gian hơn, trước đây quá trình này chỉ mất khoảng 3 tuần, hiện nó bị kéo dài trong nhiều tháng. Một vài du học sinh Trung Quốc tại Mỹ nói rằng họ đang có ý định trở về quê nhà sau khi tốt nghiệp, với mối lo ngại rằng việc rà soát kỹ lưỡng các học giả Trung Quốc có thể tiếp tục trong nhiều năm.

► Trung Quốc sẽ trừng phạt các công ty công nghệ nghỉ chơi với Huawei?

“Các động thái của phía Mỹ đang gây ra quan ngại với hoạt động trao đổi và hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc-Mỹ”, ông Xu Yongji, Phó Giám đốc Phòng Hợp tác và Trao đổi Quốc tế của Bộ Giáo dục Trung Quốc đã nói trong một cuộc họp ngắn vào ngày 3.6 tại Bắc Kinh. Ông nói thêm: “Chúng tôi hy vọng rằng phía Mỹ sẽ ngưng các hành vi sai trái của mình càng sớm càng tốt, có thái độ tích cực hơn, có những động thái xây dựng để thúc đẩy trao đổi và hợp tác giáo dục song phương”.

Chính quyền Trump tuyên bố trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017, rằng họ sẽ rà soát các thủ tục cấp thị thực và xem xét thực hiện các hạn chế đối với sinh viên nước ngoài, từ các quốc gia được chỉ định, theo học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để đảm bảo rằng tài sản trí tuệ không được chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh. Tháng 6 năm 2018, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ sẽ giới hạn thị thực cho sinh viên Trung Quốc học ngành khoa học và kỹ thuật.

Điều đó dường như là nguyên nhân khiến Emory sa thải một nhà nghiên cứu di truyền học người Trung Quốc có tên Li Xiao-Jiang, vì ông này từng tham gia chương trình phát triển tài năng do chính phủ Trung Quốc tài trợ. Vào tháng 4, ba nhà nghiên cứu người Trung Quốc cũng đã bị Trung tâm Ung thư Anderson của Đại học Texas sa thải do liên quan đến một cuộc điều tra về vụ việc những người nước ngoài muốn tiếp cận những nghiên cứu, được chính quyền Liên bang tài trợ.

Tuy nhiên, cũng có một số trường đại học ở Mỹ đi ngược lại xu hướng này, bao gồm cả ông Peter Salovey, Chủ tịch của Đại học Yale, người đã khẳng định trường vẫn cam kết và kiên định chào đón tài năng nước ngoài trong một bức thư ngỏ vào ngày 23.5. Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ủng hộ lập trường của ông, nói rằng trao đổi nhân sự và văn hóa giữa hai nước không nên bị chính trị hóa.

Nguồn Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày