Phong Cách Sống

Người béo phì có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm COVID-19

Phùng Mỹ Thứ Sáu | 05/03/2021 08:57

Trung tâm tiêm chủng New York: Các nhà khoa học đã tìm cách tìm hiểu tỉ lệ tử vong khác nhau giữa các nước châu Á và phương Tây. Ảnh: Reuters.

Báo cáo do WHO hậu thuẫn kết luận rằng 9/10 ca tử vong đã xảy ra ở các quốc gia có mức độ béo phì cao.
Trung tâm tiêm chủng New York: Các nhà khoa học đã tìm cách tìm hiểu tỉ lệ tử vong khác nhau giữa các nước châu Á và phương Tây. Ảnh: Reuters.

Theo nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 9 trong số 10 ca tử vong do COVID-19 đã xảy ra ở các quốc gia có mức độ béo phì cao. Điều này đặt ra mối tương quan rõ ràng giữa cân nặng quá mức và số người chết vì căn bệnh này.

Bệnh nhân béo phì cũng có kết quả xấu hơn khi nhiễm COVID-19, bao gồm suy hô hấp, cần thở máy và tỉ lệ tử vong cao hơn. Ảnh: Financial Times.
Bệnh nhân béo phì có kết quả xấu hơn khi nhiễm COVID-19, bao gồm suy hô hấp, cần thở máy và tỉ lệ tử vong cao hơn. Ảnh: Financial Times.

Nghiên cứu từ Liên đoàn Béo phì Thế giới (WOF), đại diện cho các nhà khoa học, chuyên gia y tế và nhà nghiên cứu từ hơn 50 hiệp hội béo phì khu vực và quốc gia, cho thấy tỉ lệ tử vong cao gấp 10 lần đối với ít nhất 50% dân số bị thừa cân.

Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về lý do tại sao người dân ở một số quốc gia tử vong sau khi nhiễm virus với tỉ lệ cao hơn nhiều so với những quốc gia khác.

Tuổi tác được coi là yếu tố dự báo lớn nhất cho các kết quả nghiêm trọng, điều này khiến người lớn tuổi được ưu tiên hơn trong các đợt triển khai vaccine COVID-19 của hầu hết các quốc gia. Nhưng WOF cho biết báo cáo của họ "lần đầu tiên cho thấy rằng dân số thừa cân đã đến gần mức thứ 2". Hiện, WOF đang kêu gọi nhóm này được ưu tiên tiêm chủng.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: báo cáo phải hoạt động như một lời cảnh tỉnh đối với các chính phủ trên toàn cầu để giải quyết tình trạng béo phì.

Phân tích cả dữ liệu tử vong mới nhất của Đại học Johns Hopkins và dữ liệu của Đài quan sát sức khỏe toàn cầu của WHO về bệnh béo phì, đã chứng minh rằng 2,2 triệu trong số 2,5 triệu ca tử vong trên toàn cầu là ở các quốc gia có mức độ béo phì cao.

Các nhà khoa học đã tìm cách tìm hiểu sự khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa các nước châu Á và phương Tây, cũng như các nước thu nhập thấp và thu nhập cao. WOF cho rằng việc khám phá ra “mẫu số chung” của bệnh béo phì là một phần quan trọng của lời giải thích.

Cố vấn chính sách cấp cao Tim Lobstein của WOF và là tác giả của báo cáo cho biết: Tỉ lệ tử vong cao gấp 10 lần ở các quốc gia nơi có hơn 50% dân số thừa cân. Sự gia tăng tỉ lệ tử vong trên toàn quốc ở những quốc gia vượt ngưỡng 50% dân số thừa cân là “đáng kinh ngạc”.

Báo cáo không tìm thấy một ví dụ nào về một quốc gia có dưới 40% dân số thừa cân có tỉ lệ tử vong cao. Mặt khác, không có quốc gia nào có tỉ lệ tử vong cao - ít nhất là 100 trên 100.000 - có dưới 50% dân số thừa cân. 

Mối liên hệ giữa béo phì và COVID-19. Ảnh: FT.
Mối liên hệ giữa béo phì và COVID-19. Ảnh: FT.

Cụ thể, Việt Nam có tỉ lệ tử vong được ghi nhận thấp nhất trên thế giới và mức độ thừa cân thấp thứ 2: chỉ 0,04 trên 100.000 ca tử vong do COVID-19 và 18,3% ở người trưởng thành thừa cân, theo số liệu của WHO.

Ngược lại, Vương quốc Anh có tỉ lệ tử vong cao thứ 3 trên thế giới và tỉ lệ béo phì cao thứ 4, với 184 ca tử vong trên 100.000 người và 63,7% người trưởng thành thừa cân. Tiếp theo là Mỹ với khoảng 152 ca tử vong trên 100.000 người và gần 68% người béo phì.

 

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cần đầu tư vào sức khỏe cộng đồng và hành động quốc tế có sự phối hợp để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bệnh béo phì. Đây là một trong những cách tốt nhất để các quốc gia xây dựng khả năng phục hồi trong hệ thống y tế sau đại dịch.

Giáo sư Lobstein tại Đại học Sydney và là cựu cố vấn của WHO cho biết: Các chính phủ đã thất bại trong việc giải quyết tình trạng béo phì trong nhiều năm bất chấp các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, COVID-19 chỉ là bệnh nhiễm trùng mới nhất trầm trọng hơn do các vấn đề về cân nặng. Chúng tôi đã từng thấy nó trong quá khứ với Mers, H1N1 và các bệnh hô hấp khác.

Báo cáo cũng đưa ra lập luận kinh tế cho hành động kiểm soát béo phì. Bởi lẽ, chi phí phong tỏa các xã hội để ngăn chặn các dịch vụ y tế bị tràn ngập có thể được giảm thiểu đáng kể nếu các chính phủ giải quyết các vấn đề về trọng lượng dân số trước đại dịch.

Trong số 28 tỉ USD được IMF dự báo là chi phí toàn cầu cho sản lượng kinh tế bị mất trên toàn thế giới cho đến năm 2025, ít nhất 6 tỉ USD sẽ tiêu tốn trực tiếp do vấn đề dân số sống với cân nặng vượt quá.

Có thể bạn quan tâm:

Mỹ có đủ vaccine tiêm chủng cho tất cả người lớn vào cuối tháng 5


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày