Phong Cách Sống

Đại dịch COVID-19: Góc nhìn từ "thuyết âm mưu"

Phùng Mỹ Thứ Bảy | 27/06/2020 08:00

ads

Nguồn ảnh: NBC News

Các nhà nghiên cứu luôn nỗ lực tìm lời giải thích cho nguyên nhân vì sao có không ít người mê mẩn thuyết âm mưu.
Nguồn ảnh: NBC News

Thuyết âm mưu trong lịch sử loài người

Các cuộc thăm dò cho thấy hầu hết mọi người tin vào ít nhất một thuyết âm mưu. Xem xét số lượng các thuyết âm mưu hiện có, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng những người tin vào một thuyết âm mưu nào đó, nhiều khả năng họ cũng dễ tin vào những điều khác.

Theo ông Jan-Willem van Prooijen, Phó giáo sư tâm lý học tại Vrije Universiteit Amsterdam ở Hà Lan, cơ sở phát triển cho xu hướng con người dễ dàng mất lòng tin vào các nhóm khác là khỏi nguồn của thuyết âm mưu.

Các nhà tâm lý học Karen Douglas và Aleksandra Cichocka tại Đại học Kent ở Anh đã tìm hiểu lý do tại sao ngày nay một số người có xu hướng tin vào các thuyết âm mưu hơn những người khác. Điều quan trọng là phải hiểu bối cảnh lịch sử khi mà các lý thuyết âm mưu nhất định xuất hiện và phát triển.

Đại dịch COVID-19 bùng phát không chỉ gây nên một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, mà nó còn là nơi sản sinh các thuyết âm mưu. Và những người tin vào thuyết âm mưu nói chung không tin tưởng các nhóm mà họ cho là có quyền lực, bao gồm các nhà quản lý, chính trị gia và các công ty dược phẩm. Việc tin tưởng vào các khuyến nghị từ các chuyên gia và tổ chức y tế là một nguồn lực quan trọng để đối phó với một cuộc khủng hoảng sức khỏe.

Thật không may, những người tin vào thuyêt âm mưu có xu hướng ít làm theo lời khuyên y tế. Theo các nhà nghiên cứu về thuyết âm mưu y học, điều này có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội như chính sự bùng phát.

Có một thuyết âm mưu cho rằng virus Corona thực sự là vũ khí sinh học được CIA chế tạo như một cách để gây chiến với Trung Quốc. Những người khác lại tin chắc rằng Chính phủ Anh và Mỹ đã phát tán virus Corona như một cách để kiếm tiền từ một loại vaccine tiềm năng.

Khi xã hội thay đổi, thuyết âm mưu cũng thay đổi theo. Ông Russell Muirhead - nhà khoa học chính trị của Trường Đại học Darthmouth, Mỹ, quan ngại chia sẻ: “Về mặt truyền thống, thuyết âm mưu thường do những nhóm người “bên lề” loan ra. Nó hầu như là vũ khí của những người yếm thế, được dùng với mục đích để kiểm soát những kẻ quyền lực.”

“Nhưng giờ đây những thuyết âm mưu mới lại đến trực tiếp từ những kẻ quyền lực, và điều này thực sự khác thường.”

Từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã tuyên bố công khai ủng hộ một số thuyết âm mưu liên quan, vốn thường phù hợp với động cơ riêng của họ một cách đáng kinh ngạc. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cho rằng, có bằng chứng là virus Corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc. Ngược lại, chính các cơ quan tình báo của ông nói rằng không hề có bằng chứng nào cho thấy điều đó.

Tổng thống Venezuela  Nicolás Maduro lại tuyên bố đại dịch COVID-19 là do vũ khí sinh học từ phía Trung Quốc tung ra. Nhưng ông cũng không có bằng chứng về kết luận này.

Nhiều người ghi lại sự xuất hiện của tàu bệnh viện hải quân USNS Comfort ở New York vào ngày 30 tháng 3 năm 2020. Nguồn ảnh: AP
Nhiều người ghi lại sự xuất hiện của tàu bệnh viện hải quân USNS Comfort ở New York vào ngày 30 tháng 3 năm 2020. Nguồn ảnh: AP

Nghiên cứu cho thấy các thuyết âm mưu có xu hướng phát sinh liên quan đến những thời điểm khủng hoảng trong xã hội - như các cuộc tấn công khủng bố, thay đổi chính trị nhanh chóng hoặc khủng hoảng kinh tế. Đây là những điều kiện tương tự được tạo ra bởi sự bùng phát virus. Điều này giải thích sự lây lan của các thuyết âm mưu liên quan đến COVID-19.

Thuyết âm mưu thành công khi đánh trúng vào tâm lí hoang mang của xã hội. Nguồn ảnh: BBC
Thuyết âm mưu thành công khi đánh trúng vào tâm lí hoang mang của xã hội. Nguồn ảnh: BBC

Những hậu quả nghiêm trọng

Bà Karen M. Douglas – Giáo sư tâm lý học xã hội cho rằng: “Có một số nghiên cứu cho thấy mọi người trở nên tin vào thuyết âm mưu hơn khi họ phải đối mặt với tình huống khủng hoảng.”

Sự lan truyền của các thuyết âm mưu y học cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các bộ phận khác trong xã hội. Chẳng hạn, trong Cái chết đen (bệnh dịch hạch) ở châu Âu vào thế kỷ XIV, người Do Thái bị coi là người phải chịu trách nhiệm cho đại dịch. Những thuyết âm mưu này đã dẫn đến các cuộc tấn công bạo lực và tàn sát các cộng đồng Do Thái trên khắp châu Âu. Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 cũng dẫn đến sự gia tăng các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới, chủ yếu nhắm vào những người được coi là Đông Á.

Tuy nhiên, có thể can thiệp và ngăn chặn sự lây lan của các thuyết âm mưu. Các chiến dịch thúc đẩy phản biện đối với các lý thuyết âm mưu y tế có thể sẽ đạt một số thành công trong việc cải chính niềm tin âm mưu. Các trò chơi như Bad News, trong đó mọi người có thể đóng vai trò là nhà sản xuất tin tức giả, đã được chứng minh là cải thiện khả năng phát hiện và chống lại thông tin sai lệch của mọi người.

Vậy đâu là nguồn gốc thúc đẩy mọi người tin vào thuyết âm mưu. Đó là, tất cả chúng ta có ba nhu cầu cơ bản: hiểu thế giới xung quanh, cảm thấy an toàn, kiểm soát và duy trì hình ảnh bản thân tích cực. Nhưng liệu niềm tin vào thuyết âm mưu có thực sự giúp con người thỏa mãn những nhu cầu này?

Có thể bạn quan tâm:

► Người đàn ông một mình với hành trình 85 ngày vượt đại dương đoàn tụ gia đình

► Trung Quốc cáo buộc ổ dịch COVID-19 mới có nguồn gốc từ châu Âu

Nguồn BBC


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày