Sự kiện doanh nghiệp

Dệt may và da giày cùng tổ chức triển lãm nguyên phụ liệu

Minh Anh Thứ Hai | 19/11/2018 18:04

Nhiều năm nay, ngành dệt may và da giày đều gặp khó khăn trong khâu nguyên phụ liệu, mặc dù đây là những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.

Dệt may vẫn đứng đầu kim ngạch xuất khẩu

Việt Nam đã đạt được một kỷ lục đáng nhớ trong nửa đầu năm 2018 khi doanh thu sản xuất và xuất khẩu ngành công nghiệp dệt may nằm trong top 5 trên thế giới. Doanh thu xuất khẩu đạt mốc 19,4 tỉ USD trong 8 tháng đầu năm 2018, tăng 15% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, giày da xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, chiếm 7,4% khối lượng xuất khẩu toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc. Các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng như Nike, Adiad, The North Face, Timberland, Columbia… đều do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị luôn được cập nhật tường xuyên qua các kỳ triển lãm, hội chợ. Năm nay, Triển lãm Quốc tế Ngành Công nghiệp Dệt May Lần thứ 18 (VTG 2018), cộng với Triển lãm máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu dệt may (VitaTex) sẽ diễn ra đồng thời với Triển lãm Ngành công nghiệp da giày và nguyên phụ liệu tại Việt Nam (VFM) và Triển lãm ngành công nghiệp hóa chất Dệt may tại Châu Á lần thứ 8, sẽ diễn ra từ ngày 21-24.11.2018 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Sự kiện do Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ VINEXAD, Bộ Công Thương kết hợp Công ty dịch vụ Thương mại và Tiếp thị Yorkers (Hong Kong), Phòng Thương mại thiết bị may Quảng Đông, Hiệp hội máy may Hong Kong (HKAMA) cùng tổ chức.

Triển lãm được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ và các Hiệp Hội ngành công nghiệp như, Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), Hội Dệt-Thêu-Đan TP.HCM (AGTEK) và Hiệp hội máy may Trung Quốc (CSMA).

Triển lãm Vietnam Textile & Garment – VTG 2018 thu hút hơn 400 đơn vị tham gia với hơn 600 gian hàng của hàng trăm thương hiệu nổi tiếng từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, Trung Quốc, Đức, Hong Kong, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Bồ Đào Nha, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

VTG 2018 không chỉ thu hút các gian hàng từ các đối tác chiến lược như Hiệp hội máy may Trung Quốc, Hiệp hội Máy may Hong Kong, mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các đoàn quốc tế như Trung tâm dệt may Hàn Quốc (KTC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-Bồ Đào Nha (CCIPV), Liên đoàn Dệt may Đài Loan (T.T.F), Hiệp hội Doanh nghiệp dệt may và phụ kiện Thổ Nhĩ Kỳ (TEMSAD).

Triển lãm Quốc tế lần thứ 18 về máy móc thiết bị công nghiệp và nguyên phụ liệu ngành  Dệt May (Vietnam Textile & Garment – VTG 2018) thu hút các thương hiệu máy thêu nổi tiếng như Bao Lun, Rich Peace, Tajima, ZSK, trưng bày các loại máy thêu mới nhất.

Trong khi đó, Heinz Walz, Epson, Grafica và Sulfet giới thiệu nhiều loại máy in chất lượng cao. Beworth và Silk Road sẽ mang đến các loại máy dệt kim tiên tiến nhất. Công ty Maika giới thiệu hệ thống CAD trong ngành may… Triển lãm cũng thu hút các thương hiệu máy may danh tiếng từ Nhật Bản như Brother, Hikari, Juki, Yamoto…

Det may va da giay cung to chuc trien lam nguyen phu lieu
 

Lợi thế tăng lên từ các Hiệp định thương mại

Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA) đã sẵn sàng tạo ra các hiệu ứng tốt cho ngành dệt may. Với các yếu tố tích cực trong năm 2018, cùng các lợi thế đến từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA…

Chính vì thế, việc tham gia VTG 2018 là cách tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam nối kết với chuỗi công nghiệp dệt may quốc tế thông qua nền tảng triển lãm Dệt May. Khi Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trên thị trường dệt may toàn cầu, triển lãm VTG 2018 là cách hiệu quả nhất để kết nối với mạng lưới toàn cầu.

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 700 nhà sản xuất; 1,5 triệu công nhân tham gia vào lĩnh vực giày dép, hơn 200 doanh nghiệp nước ngoài đóng góp 70% vào doanh số xuất khẩu giày dép.

Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia tăng trưởng nhanh trong khu vực “một vành đai-một con đường”, số lượng xuất khẩu đạt 6,5 tỉ USD năm 2011, tăng lên 13 tỉ USD trong vòng 6 năm và dự kiến đạt 20 tỉ USD trong năm 2018. Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu giày dép và túi xách lớn thứ 3 thế giới, doanh thu sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm liên quan cũng đã tăng nhanh.

Tuy nhiên, hạn chế về năng suất sản xuất liên quan đến máy móc ngành giày da của Việt Nam là một bất lợi cần phải được khắc phục. Mặc khác, là quốc gia năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là hiệp định CPTPP.

Hơn nữa, hiệp định EVFTA đã sẳn sàng mang lại hiệu ứng tốt cho ngành, hiệp định này dự kiến sẽ mang lại công nghệ tiên tiến cho các nhà sản xuất trong nước nhằm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất. 


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày