Sự kiện doanh nghiệp

Trần Anh Tuấn Founder Mia: ‘Khó khăn nhất đã qua rồi’

Hoàng Kim Thứ Năm | 11/03/2021 15:00

Trần Anh Tuấn Founder Mia.

"Mia đã đủ mạnh để đối đầu với những thách thức tiếp theo, dù không phát triển mạnh nhưng vẫn đủ lực để phục hồi về lại như trước đây”.
Trần Anh Tuấn Founder Mia.

Trên đây là chia sẻ của anh Trần Anh Tuấn nhà sáng lập Mia.

Cũng như nhiều chủ doanh nghiệp trong ngành bán lẻ khác, năm 2020 là một cú sốc với vị founder 8x này. Là một công ty bán lẻ trong ngành du lịch, Mia thất bát không ít trong mùa dịch Covid-19 vừa qua.

“Khi chưa hiểu vấn đề đang nằm ở chỗ nào, mơ hồ về hướng giải quyết Mia lúc đó lỗ rất nhiều. Nhận ra vấn đề Mia xử lý rất nhanh đóng một lúc 7 cửa hàng, trả mặt bằng kinh doanh không hiệu quả và bắt đầu thích nghi”, Tuấn nhớ lại.

Dù bị ảnh hưởng nặng, số lượng cửa hàng giảm 32% so với thời đỉnh cao nhưng đại diện thương hiệu cho biết, doanh số vẫn đạt 50% so với trước đó.

Trần Anh Tuấn đúc rút: “Năm 2020 là một năm để học hỏi và tối ưu. Vì sao? Nếu không có dịch, Mia sẽ mở rộng kinh doanh như bình thường mà không biết ở bên mình gặp những vấn đề gì. Lúc trước nhân viên cả công ty là 250, văn phòng là 70 người. Covid -19 xảy ra, Mia đóng một số mặt bằng kinh doanh không hiệu quả, giảm nhân viên văn phòng từ 70 người xuống còn 45 người nhưng doanh số một tháng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Như vậy mới thấy bộ máy của công ty đang dư thừa như thế nào”.

 

Cũng theo nhà sáng lập này, bài học rút ra từ đại dịch là kinh nghiệm thị trường, đối thủ, cách ứng phó rủi ro để phục vụ mở rộng kinh doanh sau này kỹ hơn, chính xác hơn

“Đợt khó khăn nhất đã qua rồi, Mia đã thích ứng được, những gì tối ưu đã tối ưu, về con người, hệ thống. Cùng lắm Mia có lỗ một chút, hiện Mia đã đủ nguồn lực, đủ mạnh để đối đầu nếu có trường hợp xấu xảy ra”, Tuấn chia sẻ.

Anh Tuấn chia sẻ thêm dịch làm cho kênh online của Mia tăng lên nhiều. Tuy mặt hàng không thuận lợi để bán trên mạng nhưng kênh online của Mia cũng tăng từ 10-20%.

Câu chuyện về xử lý rủi ro, Trần Anh Tuấn cho biết đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam ít quan tâm đến điều này: “Đa số công ty Việt Nam là khởi nghiệp, công ty mới, trừ công ty lớn ra, những công ty khởi nghiệp họ chỉ chừa dòng tiền 1-2 tháng để nuôi quân chứ không nghĩ đến 6 tháng tới 1 năm. Dịch covid-19 vừa qua đã cho Mia kinh nghiệm dòng tiền phải ổn định, công ty bán lẻ cần có dòng tiền, nguồn tiền đủ để công ty vượt qua gia đoạn khó khăn ít nhất là 3-6 tháng”.

 

Theo anh Tuấn, ngành bán lẻ sẽ có thể lùi lại 2-3 năm sau mới trở lại như bình thường. Các doanh nghiệp bán online thời trang sẽ tăng trưởng, chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp bán lẻ thông thường, thuần túy.

“Năm 2021, Mia không mở rộng nhưng sẽ trau dồi những kiến thức để có chiến lược tốt hơn cho 5 năm tiếp theo. Khi thị trường ổn định trở lại Mia sẽ mở rộng ít nhất phục hồi lại các cửa hàng ngang bằng với năm 2019, thậm chí là năm 2018. Sau đó là chinh phục lộ trình 5 năm tiếp theo top đầu ngành hành lý vali, túi xách và balo. Mong muốn gần nhất Mia sẽ là top 1 của thị trường mảng vali kéo”, founder Mia cho biết.

Chat với Trần Anh Tuấn, nhà sáng lập Mia

Khởi nghiệp với nhiều người có những lý do khác nhau, đôi khi là từ nỗi đau với anh thì sao?

Gọi là nỗi đau cũng đúng, tôi khởi nghiệp mục đích là kiếm tiền trang trải thể trang trải cuộc sống và làm được điều mình mong muốn.

Vậy anh đam mê là kinh doanh kiếm tiền hay học kiến trúc?

Thời sinh viên là đam mê học kiến trúc, khi khởi nghiệp tôi thấy là cái này phù hợp với mình hơn. Khởi nghiệp ban đầu sẽ rất khó khăn, nhưng giúp mình trưởng thành rất nhiều và đem lại cho mình thu nhập thu nhập gấp 10 – 100 lần so với đi làm công ăn lương. Sau này tôi thấy nếu mình theo đuổi điều việc gì và đưa nó thành thứ mình mong muốn, đam mê nó sẽ là đam mê.

 

Tại sao anh lại chọn kinh doanh ngách là balo, túi xách?

Lúc tôi mới kinh doanh ngành balo túi xách nó chỉ chiếm 1% của 10% thị trường đó, cực kỳ nhỏ, không có quá nhiều người làm. Khi khởi nghiệp, tôi thấy tuy là ngách nhưng thị trường rất lớn, tăng trưởng hàng năm ít nhất là 10%, tôi thấy ngành này rất mới và nó đang là thị trường đại dương xanh. Mình tập trung vào, mình sẽ là người tiên phong, người đi đầu hoặc ít nhất là top 3 hoặc top 2 trị trường.

Sau 6 năm khởi nghiệp thách thức lớn nhất với anh là gì?

Giai đoạn lockdown đợt 1 dịch Covid-19 năm qua.  Đợt đó một tháng Mia lỗ rất nhiều, đóng 7 cửa hàng đó mình đã lỗ 7-10 tỷ. Tôi đã nghĩ đến trường hợp có thể hy sinh bằng cách bán nhà bán, bán xe để bỏ một phần vốn cá nhân vào nếu Mia thật sự cạn kiệt vốn. Mục tiêu cao nhất trong năm 2020 là cầm cự để tồn tại, và Mia đã làm được điều đó.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày