Tài Chính

Tháng nào cũng hết tiền, những khoản nợ cứ thế nhiều lên, làm sao để cân đối giữa thu nhập và chi tiêu?

Thái Bình Thứ Hai | 15/06/2020 16:25

Nguồn ảnh: communalbusiness

Việc cân đối giữa thu nhập và chi tiêu luôn là bài toán khiến nhiều người đau đầu.
Nguồn ảnh: communalbusiness

Việc cân đối giữa thu nhập và chi tiêu luôn là bài toán khiến nhiều người đau đầu. Với điều kiện, hoàn cảnh khác nhau mà cách quản lý tiền bạc cũng khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là giống nhau. Vậy cụ thể cách giải bài toán này như thế nào? 

Giả sử thu nhập của bạn mỗi tháng là 10 triệu, bạn chi tiêu theo cảm hứng. Hết tháng cũng là lúc hết sạch số tiền đó, nhìn lại thì không biết bản thân đã tiêu vào những gì. Hoặc đã bao lần bạn đặt ra mục tiêu chi tiêu, tiết kiệm hợp lý mà mãi không thực hiện được. Bạn có thắc mắc như vậy không? Phần lớn nguyên nhân là do chúng ta không có kế hoạch rõ ràng và không thực sự nghiêm túc thực hiện nó. 

Lợi ích của việc kiểm soát thu nhập và chi tiêu: 

- Khi quản lý được tài chính bạn sẽ luôn làm chủ được cuộc sống, an tâm thực hiện những điều mong muốn một cách hiệu quả nhất mà không bao giờ phải rơi vào trạng thái nợ nần, hết sạch tiền trong những lúc khó khăn khẩn cấp.

- Tránh lãng phí thời gian vào những chi tiêu vô bổ mà không đem lại giá trị. Tăng thu nhập và kiểm soát chi tiêu giúp bạn cân bằng cuộc sống tốt nhất. 

- Dành tiền cho những kế hoạch tương lai và đạt gần hơn đến tự do tài chính cá nhân. 

Thu nhập bao nhiêu là đủ - chi tiêu thế nào là thừa?

Thu nhập bao nhiêu là đủ? Thực chất chẳng có một con số cụ thể nào cho câu hỏi này. Với một số người 3-4 triệu là đủ, có người phải 20 triệu mới là đủ,... Hãy xác định lại mức thu nhập hiện tại của bản thân và mức thu nhập mong muốn trong tương lai để phấn đấu. Từ đó, đặt mục tiêu, cố gắng tăng thu nhập với con số bạn đặt ra và nên nhớ, cần thực tế. 

Chi tiêu phụ thuộc vào mức sống và nhu cầu mỗi người. Có một sự thật rằng, chúng ta chi tiêu nhiều hơn chúng ta nghĩ. Việc chi tiêu thừa dẫn tới hệ quả trong tương lai và hầu như không đem lại giá trị lợi ích lâu dài. Ví dụ thu nhập của bạn có 5 triệu, mà bạn tiêu hết cả 5 triệu, thậm chí 6-7 triệu,... Trừ khi cần dùng vào việc khẩn cấp, không thì như vậy là quá thừa rồi. Chưa kể đến việc chi tiêu thừa thãi nếu kéo dài có thể dẫn đến nợ nần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này. Chỉ khi ý thức được việc chi tiêu của mình đang có vấn đề thì bạn mới bắt tay vào việc cải thiện nó được. 

Nguồn ảnh: moneystrands
Nguồn ảnh: moneystrands

Bàn về bài toán cân đối thu nhập và chi tiêu 

Để giải được bài toán này, trước hết hãy xác định mức chi tiêu cố định hàng tháng. Xem xét xem sau khi trừ đi số tiền cố định này thì bạn còn bao nhiêu? Thu nhập có đủ cho khoản chi tiêu này không? Nếu không, nên tìm cách tăng thu nhập. Cuộc sống của bạn sẽ ngày càng khó khăn nếu chỉ với mức thu nhập này đấy. Còn nếu như sau khi đã trừ các chi phí cố định mà còn dư, tiếp theo số dư đó sẽ dùng cho việc tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Nhớ nguyên tắc: “Đừng bao giờ chi tiêu quá thu nhập bạn kiếm được”. 

Có một công thức như sau: 

Thu nhập < p="">

Thu nhập = chi tiêu: Tương lai bấp bênh 

Thu nhập > chi tiêu: Làm chủ cuộc sống

Quên những khoản mua sắm, chi tiêu không kế hoạch đi và hãy học hỏi, đầu tư bản thân để tăng thu nhập. Áp dụng nguyên tắc 50/20/30 trong chi tiêu có thể giúp bạn tự quản lý và cân đối chi tiêu bằng cách chia thu nhập thành 3 nhóm chính: 50% - Cho nhóm thiết yếu (bao gồm nhu cầu: ăn ở, thực phẩm, di chuyển,...); 20% - Thuộc nhóm tích lũy (tiết kiệm, đầu tư) và 30% - Nhóm linh hoạt (du lịch, giải trí, sở thích cá nhân,...). 

Sau khi thiết lập xong kế hoạch chi tiêu phù hợp, đây là lúc bạn hiện thực hóa bằng hành động. Không dễ dàng để hình thành một thói quen nhưng hãy cố gắng kiên trì và sử dụng phương pháp ghi chép lại chi tiêu hàng tháng để kiểm soát nhé. 

Có thể bạn quan tâm:

Tiết kiệm hàng tháng, tưởng chừng dễ nhưng hóa ra lại rất khó: Giải pháp ở đâu?

Học cách tiết kiệm để “sống sót" qua đại dịch COVID-19

Nguồn Finhay


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày