Tài Chính

Thị trường chứng khoán Việt sẽ thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển?

Việt Hà Thứ Năm | 23/03/2023 15:10

Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Quý Hòa.

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế là một trong những mục tiêu quan trọng.
Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Quý Hòa.

Sáng 21/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Nâng cao năng lực về cải thiện tính công bằng và minh bạch của thị trường cổ phiếu Việt Nam” và thảo luận về nội dung “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2021-2030, những thách thức và tầm nhìn”.

Tại Hội thảo, ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021-2020 và giới thiệu dự thảo nội dung Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021-2030.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Tuệ Anh
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Bộ Tài chính/Tuệ Anh. 

Theo đó, về kết quả thực hiện trong giai đoạn 2011-2020 có thể kể đến như đã hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ công tác phát triển; Hoàn thiện mô hình tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động của thị trường chứng khoán; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được nâng cao. Cùng với đó là quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường và sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường được nâng cao, công tác hợp tác quốc tế được tăng cường.

 

Về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021-2030, ông Vũ Chí Dũng cho biết, mục tiêu tổng quát là phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế; phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán; thu hẹp khoảng cách phat triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán các nước phát triển.

Cụ thể, Chiến lược đặt ra mục tiêu tăng quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu, tăng dư nợ thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng trung bình 20-30% mỗi năm giai đoạn 2021-2030. Tăng số lượng tài khoản của nhà đầu tư, phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Tăng tỉ trọng trái phiếu Chính phủ do nhà đầu tư là tổ chức phi ngân hàng nắm giữ. Nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết, áp dụng tiêu chuẩn ESG tại các Sở Giao dịch Chứng khoán và Tổng Công ty lưu ý và bù trừ chứng khoán Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững. 

Cùng với đó là hoàn thành việc phân định các thị trường giao dịch chứng khoán trên các Sở Giao dịch Chứng khoán trong năm 2025. Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế. Hội nhập thị trường tài chính, chứng khoán thế giới, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.

Có thể bạn quan tâm 

Dòng tiền vào thị trường vẫn rất thấp

Nguồn Theo Bộ Tài chính


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày