Tài Chính

Thời kỳ tiền rẻ đang đến hồi kết?

Nhật Lệ Thứ Sáu | 11/02/2022 09:26

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế. Ảnh: TL

Nhiều dấu hiệu đang thấy thời kỳ tiền rẻ đang đi đến hồi kết.
Ngân hàng Nhà nước vẫn đang ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế. Ảnh: TL

Với việc rút dần chương trình mua tài sản và viễn cảnh nhiều đợt tăng lãi suất trong năm 2022, chúng ta đang chứng kiến những đợt tăng lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ. Lợi suất thực tế vẫn âm đáng kể, cho thấy lợi suất trái phiếu sẽ tăng hơn nữa.

Do đó, lãi suất thực của Cục Dự trữ Liên bang hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn ở mức âm lần lượt 6,5% và 5,2%. Lợi suất trái phiếu danh nghĩa trên toàn cầu trong hai tháng qua đều tăng ở hầu hết các khu vực, ngoại trừ Trung Quốc. Tại Pháp, lợi suất kỳ hạn 10 năm hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2019. Điều thú vị hơn là ở châu Á, hai quốc gia có lợi suất cao là Indonesia và Ấn Độ cũng ghi nhận sự gia tăng. Lợi suất 10 năm của Việt Nam khá ổn định trong hai tháng qua, tăng 14 điểm cơ bản, thấp hơn các nước láng giềng ASEAN (Thái Lan +27, Malaysia +22).

Lợi suất trái phiếu danh nghĩa trên toàn cầu trong hai tháng qua đều tăng ở hầu hết các khu vực, ngoại trừ Trung Quốc. Ảnh: VDSC.
Lợi suất trái phiếu danh nghĩa trên toàn cầu trong hai tháng qua đều tăng ở hầu hết các khu vực, ngoại trừ Trung Quốc. Ảnh: VDSC.

Trong báo cáo chiến lược được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay trong hai năm qua, do hoạt động mua trái phiếu của các ngân hàng trung ương dồn dập, các nhà đầu tư tin rằng kích thích tiền tệ sẽ kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, hiện tại rõ ràng là không phải như vậy và người ta phải nhận ra rằng kỷ nguyên của tiền rẻ đang kết thúc. Có thể nhanh hơn mong đợi của một số nhà đầu tư. Vào ngày 26/1, Fed đã xác nhận việc kết thúc chương trình mua trái phiếu và báo hiệu rằng lãi suất sẽ tăng lên.

 

VDSC cho rằng động thái cứng rắn này là thay đổi quan trọng nhất trong số nhiều sự thay đổi đã diễn ra tại các ngân hàng trung ương thế giới trong những tháng gần đây. Nhưng gần đây nó mới bắt đầu gây ảnh hưởng trên thị trường tài sản. Kết quả là, sự biến động trong ngày đã tăng lên, phản ánh sự phản ứng của các nhà đầu tư để tiêu hóa hậu quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ. 

Biến động cổ phiếu nói chung là một hàm của mối tương quan giữa xu hướng của các yếu tố cấu thành chỉ số tăng hoặc giảm đồng thời và độ phân tán của mức độ mà giá cổ phiếu có diễn biến tương tự. Khi cả sự tương quan và sự phân tán đều tăng lên, sự biến động sẽ tăng lên. Nói chung, đây là những gì xảy ra trong thời kỳ không chắc chắn và các điều kiện vĩ mô cơ bản thay đổi, như thắt chặt tiền tệ. Nói cách khác: Tương quan + Phân tán = Biến động.

Lạm phát của Mỹ hiện đang ở mức khoảng 7% so với cùng kỳ. Nhìn chung, VDSC đánh giá đây là mức cao nhất đã đạt được trong thập kỷ qua. Ở châu Âu, vấn đề lạm phát đang gia tăng một cách đáng sợ. Giá tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng 5% trong tháng 12. Tại Đức, để giải quyết vấn đề mất sức mua của các hộ gia đình, mức lương tối thiểu sẽ được tăng 20% kể từ tháng 10. Các quốc gia khác trong khu vực cũng có khả năng làm điều tương tự.

Có thể bạn quan tâm 

Tiền sắp hết rẻ?

Số lượng nhà đầu tư chứng khoán có thể tăng gấp 3 trong 10 năm tiếp theo


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày