Thế giới

ASEAN trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc

Thụy Khuê Thứ Tư | 15/07/2020 16:34

Nguồn ảnh: Thailand Business News.

Bắc Kinh quay sang khối láng giềng khi cuộc thương chiến làm gián đoạn tiếp cận thị trường Mỹ.
Nguồn ảnh: Thailand Business News.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, khi cuộc chiến thương mại với Mỹ buộc Bắc Kinh phải tính toán lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC), tổng nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc với 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã tăng 2% chiếm khoảng 297,8 tỉ USD. Khối ASEAN chiếm 14,7% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc trong giai đoạn này, tăng từ 14% vào năm 2019. 

Đây lần đầu tiên ghi nhận rằng ASEAN chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn Mỹ. Nguồn ảnh: Medium.
Đây lần đầu tiên ghi nhận rằng ASEAN chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn Mỹ. Nguồn ảnh: Medium.

Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trước đây. ​​Tổng kim ngạch thương mại giữa EU với Trung Quốc giảm 5% một năm xuống còn 284,1 tỉ USD. Nguyên nhân một phần là do sự rút lui của Mỹ khỏi khối. Mỹ xếp hạng 3 bị sụt giảm 10% trong bối cảnh mối quan hệ song phương Mỹ - Trung xấu đi. EU và Mỹ lần lượt chiếm 14% và 11,5% tổng giao dịch của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay.

Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng chuỗi cung ứng mới ở Đông Nam Á khi cuộc xung đột với Washington ngăn chặn họ tiếp cận với công nghệ của Mỹ. Các nhà sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc cũng đang chuyển sản xuất sang khu vực này để tránh thuế nhập khẩu mà Mỹ áp đặt đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.

Điện tử đẩy thương mại ASEAN lên hàng đầu

Phát ngôn viên GAC – ông Li Kuiwen chia sẻ: “Trung Quốc duy trì quan hệ chặt chẽ với các nước như Việt Nam, Malaysia và Singapore, là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành công nghiệp điện tử”.  

Chất bán dẫn đã đóng góp lớn cho mối quan hệ thương mại đang phát triển giữa Trung Quốc và ASEAN. Các chuyến hàng từ ASEAN đến Trung Quốc tăng 24% và từ Trung Quốc sang ASEAN tăng 29% tính theo nhân dân tệ trong năm.

Tuy Mỹ đàn áp việc giao hàng chip cho Trung Quốc nhưng nhiều lô hàng vẫn đang đến Trung Quốc qua Đông Nam Á. Nguyên nhân là do mối quan hệ xấu đi và sự cạnh tranh ngày càng tăng của họ trong lĩnh vực công nghệ.

Lĩnh vực thương mại cũng có dấu hiệu tích cực khi các công ty Trung Quốc thiết lập các trung tâm sản xuất tại các nước ASEAN. Nguồn ảnh: The Star.
Lĩnh vực thương mại cũng có dấu hiệu tích cực khi các công ty Trung Quốc thiết lập các trung tâm sản xuất tại các nước ASEAN. Nguồn ảnh: The Star.

Việc này nhằm tránh thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy trong số này lắp ráp các sản phẩm sử dụng các linh kiện được vận chuyển từ Trung Quốc.

Theo Cơ quan Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, 3 tỉ USD đầu tư trực tiếp mới từ Trung Quốc đã được Việt Nam phê duyệt vào năm 2019, tăng 75% so với năm 2018. Điều này làm cho Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) và các cán bộ chuẩn bị tài liệu trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đặc biệt về COVID-19 tại Hà Nội, ngày 14.4.2020. Nguồn ảnh: AP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) và các cán bộ chuẩn bị tài liệu trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đặc biệt về COVID-19 tại Hà Nội, ngày 14.4.2020. Nguồn ảnh: AP.

Tuy đầu tư của Trung Quốc chậm 30% trong nửa đầu năm, nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Việt Nam tăng 14% trong 6 tháng đầu năm 2020, mức tăng lớn nhất của bất kỳ đối tác thương mại lớn nào.

ASEAN có thể giữ được vị thế của mình?

Khi đại dịch xảy ra, EU dự kiến ​​sẽ lấy lại vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc dần trở lại mức sản xuất trước COVID-19, nhu cầu khai thác các sản phẩm của nước này lại mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất lớn trong ASEAN như Indonesia, Malaysia, Myanmar và Lào. Các lĩnh vực khác được hưởng lợi từ việc nối lại ngành sản xuất với Trung Quốc là ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử khu vực, được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ 5G và ngành dệt may.

Trong thời kỳ hậu đại dịch, sẽ có những nỗ lực hội nhập thương mại khu vực lớn hơn giữa các nền kinh tế ASEAN + 3 (ASEAN + Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc). Đặc biệt, một đối trọng chống lại sự gia tăng của các chính sách bảo hộ và làm cho các nền kinh tế này trở nên kiên cường hơn đến những cú sốc biến động.

Điều này sẽ được hỗ trợ thêm bằng việc hoàn thiện Hiệp định thương mại tự do toàn diện khu vực vào cuối năm 2020.

Hiệp định thương mại tự do (FTA) được đề xuất sẽ liên kết các thành viên ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand (Ấn Độ đã rút khỏi thỏa thuận). Dự kiến ​​đây sẽ là FTA lớn nhất thế giới, bao gồm 3,4 tỉ người và chiếm 1/3 toàn cầu GDP.

Tăng cường tiếp cận thị trường, giảm thuế và cơ hội tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ASEAN tích hợp chuỗi cung ứng khu vực sẽ khiến các sản phẩm từ ASEAN trở nên cạnh tranh hơn và định vị khối là nhân tố chính của tăng trưởng toàn cầu, sau đại dịch.

Trung Quốc và ASEAN đã ban hành một hiệp định thương mại tự do mới vào tháng 10.2019. Ông Li Kuiwen cho biết, thỏa thuận sửa đổi “hạ thấp rào cản về quy tắc xuất xứ, tiền tệ, dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác, nhân đôi lợi thế của một hiệp định thương mại tự do”.

Ông Zhang Wei - Phó Chủ tịch Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT) trong Hội nghị đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc lần thứ 6 tuyên đoán: “Nhờ thuế quan bằng 0, chính sách thương mại ưu đãi và lợi thế địa lý, cả tốc độ và quy mô của thương mại đó sẽ đi đầu trên toàn cầu. Và ASEAN sẽ trở thành đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc”.

Trong nỗ lực chống lại lực lượng của Mỹ, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy thương mại với ASEAN và các bên khác trong sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường. Những quốc gia tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng giao dịch của Trung Quốc trong khoảng nửa năm nay.

Mỹ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thương mại giai đoạn I cách đây 6 tháng. Trong đó, mục tiêu xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng thêm 63,9 tỉ USD trong giai đoạn 2017 - 2020. Theo kế hoạch này, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên khoảng 110 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, thực tế con số chỉ là 56,4 tỉ USD. Các lô hàng đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác mà Tổng thống Donald Trump coi là ưu tiên, đã chậm xuất khẩu.

Ông Trump chia sẻ: “Về mặt thỏa thuận "giai đoạn II", hiện tại tôi không nghĩ về điều đó”. Mối quan tâm của Mỹ một lần nữa củng cố thái độ của họ đối với thương mại Trung Quốc, thông qua thuế quan bổ sung.

Có thể bạn quan tâm: 

► Trung Quốc từng bước nắm giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu

► Trung Quốc, Anh và Mỹ trong kỷ nguyên đại dịch

Nguồn Nikkei Asian Review


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày