Thế giới

Châu Âu bắt đầu cấm than Nga, giá than dự báo sẽ leo thang trong thời gian tới

Nguyên Hồ Thứ Bảy | 13/08/2022 15:53

Tuy nhiên, chính EU cũng gặp nhiều khó khăn vì chính lệnh cấm mà họ đưa ra.

Tuy nhiên, chính EU cũng gặp nhiều khó khăn vì chính lệnh cấm mà họ đưa ra.
Tuy nhiên, chính EU cũng gặp nhiều khó khăn vì chính lệnh cấm mà họ đưa ra.

Lệnh cấm nhập khẩu than Nga của Liên minh châu Âu, trong nỗ lực trừng phạt thứ năm của khối này nhằm chống lại cuộc chiến đang xảy ra ở Ukraine, sẽ có hiệu lực vào nửa đêm ngày 11/08.

Việc gia hạn 4 tháng cho các hợp đồng hiện có đã chính thức kết thúc, đồng nghĩa với lệnh cấm đầu tiên của EU đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga, kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, sẽ chính thức được kích hoạt, một số nhà phân tích dự báo rằng lệnh cấm này có thể đẩy giá than toàn cầu tăng cao và kéo dài nhiều năm.

“Ngày 10/8 là thời điểm kết thúc giai đoạn nhập khẩu than Nga, và không có một sự miễn trừ nào được áp dụng sau đó”, một phát ngôn viên của Uỷ ban châu Âu (EC) nói.

 

Theo EC, lệnh cấm sẽ tác động nhiều đến Nga vì 27 quốc gia trực thuộc Liên minh châu Âu là bên mua than Nga nhiều nhất, dẫn đến doanh thu thất thoát của nước này sẽ rơi vào khoảng 8.3 triệu USD một năm.

Tuy nhiên, chính EU cũng gặp nhiều khó khăn vì chính lệnh cấm mà họ đưa ra.

Vì Nga là nguồn đáp ứng 45% nhu cầu nhập khẩu than của EU, theo dữ liệu từ EC, trong đó Đức, Ba Lan và Hà Lan là những nước mua nhiều than Nga nhất. Khoảng 70% nhu cầu than nhiệt ( loại than được sử đụng để phát điện và phát nhiệt sưởi ấm) của EU được đáp ứng bởi Nga, theo số liệu từ tổ chức nghiên cứu Bruegel được Reuters trích dẫn.

Lệnh cấm than Nga sẽ đặt ra áp lực lớn lên nguồn cung than ở châu Âu, khiến các nước trong khu vực phải xoay sở nguồn cung thay thế giữa lúc đang lao đao vì khí đốt Nga chảy chậm. Nhằm tiết kiệm nguồn khí đốt ít ỏi để chuẩn bị cho những ngày đông lạnh giá, EU sẽ phải tăng cường hoạt động của các nhà máy phát điện chạy bằng than, trong khi nguồn than cũng trở nên thắt chặt hơn bao giờ hết vì họ không nhập than Nga nữa. Tất cả báo hiệu về một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng đối với EU trong mùa đông năm nay.

Có thể bạn quan tâm: 

Sự kỳ thị khiến bệnh nhân COVID-19 mất việc, mất nhà ở Trung Quốc

Nguồn Reuters


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày