Thế giới

Doanh nghiệp châu Âu tìm đến Mỹ để vay nợ

Thứ Ba | 29/05/2012 09:44

Các công ty rủi ro hơn của khu vực châu Âu đang bỏ qua các ngân hàng và nhà đầu tư khu vực và tìm kiếm nguồn cho vay ở Mỹ.
Theo số liệu của S&P Capital IQ LCD, trong năm nay (tính đến ngày25/5),  các công ty châu Âu đã vay khoảng 14,4 tỷ euro (khoảng 18 tỷ USDtheo tỷ giá hiện tại) trên thị trường vốn vay sử dụng đòn bẩy tài chính(leveraged-loan market) , gấp đôi mức 6,7 tỷ euro cả năm 2011. Đó cũng là con sốcao nhất từ năm 2007, thời kì đỉnh cao của vay nợ dựa trên đòn bẩy tài chính,khi tổng lượng vay cả năm là 12,2 tỷ euro.Thomson Reuters cũng cho biết vài tuần qua một số lượng các công ty ở châu Âu cónhu cầu vay lớn đã chuyển sang Mỹ tìm kiếm người mua ít nhất một nửa số nợ củahọ. Ví dụ, công ty dược Ineos Group phát hành gần 3/4 của 3 tỷ trái phiếu ở Mỹ.Công ty muốn bán chúng ở thị trường châu Âu nhiều hơn nhưng khó có thể tìm đủ cầuở đây. Một nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết. Sự thiếu hụt lợi lựa chọn lợi suất cao từ các công ty Mỹ đã dẫn tới nguồn cầu chocung nợ của các doanh nghiệp châu Âu ở Mỹ. Điều này sẽ giúp hạn chế phần nàochi phí cho vay cho các doanh nghiệp châu Âu. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với rủiro là nếu cung nợ của các doanh nghiệp Mỹ tăng, đồng nghĩa với cầu với nợ châuÂu có thể biến mất, làm giảm lựa chọn nguồn vốn cho các công ty châu Âu, đẩychi phí của họ tăng. Tại châu Âu, nhu cầu nợ rủi ro giảm là kết quả tất yếu sau nhiều năm không ngớtbiến động tài chính, buộc nhiều nhà cho vay phải đối mặt với các khó khăn tàitrợ cho chính mình cũng như yêu cầu vốn chặt chẽ hơn.Trong khi ở Mỹ, kinh tế đang hồi phục và các ngân hàng có nguồn tài chínhđáng tin cậy tạo nên nhu cầu nợ lợi suất cao từ các quỹ tương hỗ. Đồng thời,phát hành nghĩa vụ có thế chấp ở Mỹ cũng phát triển hơn. Rober Hetu, giám đốcquản lý ở một ngân hàng đầu tư của Credit Suisse Group nhận định nhà đầu tư Mỹmuốn cho các doanh nghiệp châu Âu có kết quả kinh doanh và thành tích tốt vaylà điều dễ hiểu.Ông Ken Young, giám đốc quản lý cao cấp tại CVC, công ty sở hữu Formula One lạinhận định các công ty châu Âu đang phải chịu áp lực đa dạng hóa nguồn tài trợ củahọ và việc tăng vay nợ ở Mỹ là kết quả sự hội nhập càng ngày càng tăng giữa thịtrường nợ châu Âu và Mỹ. Một dấu hiệu nữa của khủng hoảng châu Âu là trong quý I/2012, các công ty vay từthị trường trái phiếu nhiều hơn từ các ngân hàng vốn lâu nay thống trị thị trườngvốn châu (theo số liệu của Dealogic). Một vài ngân hàng nói xu hướng này có thể tiếp tục, đặc biệt khi cuộc bầu cử ởHy Lạp tháng tới có thể dẫn tới kết quả ủng hộ đảng chống cứu trợ, buộc nướcnày phải rời khu vực đồng euro (eurozone).

Nguồn WSJ/ DVT


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày