Thế giới

Đừng đặt cược vào việc kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm 2020 vì thị trường đôi khi dự đoán những thảm họa vốn sẽ không xảy ra

Bá Ước Thứ Bảy | 28/12/2019 10:02

Ảnh: TL

Điều bất ngờ lớn vào năm 2020 có thể là việc niềm tin tại các thị trường có thể sẽ bắt đầu hồi phục rất nhanh...
Ảnh: TL

Paul Samuelson là nhà kinh tế hiếm hoi hiểu rằng một trò đùa được dàn dựng khéo léo có thể tạo ra tác động lớn hơn các trang toán học phức tạp. Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là các đợt sụt giảm trong thị trường chứng khoán đã báo hiệu cho năm cuộc suy thoái gần đây nhất. Trò đùa này có từ giữa những năm 1960, nhưng nó cũng có thể có liên quan đặc biệt tới thị trường tài chính vào năm 2020.

Samuelson là một trong những kiến ​​trúc sư của giả thuyết thị trường hiệu quả, cho rằng giá cổ phiếu, như giá dầu và tiền tệ, là không thể dự đoán được. Điều đó phần lớn là vì các mức dự báo giá như vậy, một phần, đã có sự phản ánh các sự kiện chính trị và kinh tế. Để dự đoán thị trường, chúng ta có lẽ nên đưa ra các dự báo về dự báo. Nếu đó là điều dễ dàng, tất cả chúng ta sẽ giàu có.

Mặc dù vậy, thật sai lầm khi nghĩ rằng tất cả những nỗ lực như vậy là vô ích. Việc dự đoán bức tranh của thị trường vào năm 2020 vẫn là điều rất hữu ích. Để bắt đầu, chúng sẽ bàn về một số triển vọng trước mắt cho nền kinh tế. Các chỉ số hàng đầu của nền kinh tế thế giới chỉ ra một sự chậm lại vẫn đang diễn ra. Dự báo tăng trưởng GDP đang được điều chỉnh giảm xuống. Và nỗi sợ về một cuộc suy thoái ở Mỹ đang gia tăng. Khi những lo lắng như vậy ngự trị, giá cổ phiếu có thể sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian. Tuy nhiên, có lý do để tin rằng nỗi sợ suy thoái sẽ thoái trào vào cuối năm nay. Điều bất ngờ lớn vào năm 2020 có thể là việc niềm tin tại các thị trường có thể sẽ bắt đầu hồi phục nhanh như thế nào.

Ngày nay, sự lo lắng của các nhà đầu tư thể hiện rất rõ ràng trong cơn khát trái phiếu chính phủ thế giới giàu có, tài sản an toàn nhất. Ở Đức và Thụy Sĩ, lãi suất là âm không chỉ được áp dụng đối với tiền gửi qua đêm mà còn đối với trái phiếu kì hạn dài. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn mười năm đã giảm xuống dưới lãi suất ngắn hạn. Trong quá khứ, đây là một tín hiệu đáng tin cậy cho thấy một cuộc suy thoái đang đến. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Bank of America cho thấy 2/5 các nhà quản lý quỹ mong đợi một suy thoái trong năm tới. Một tỷ lệ tương tự cho rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ được giải quyết. Khảo sát niềm tin kinh doanh cũng thể hiện sự ảm đạm tương tự.

Vì vậy, câu hỏi lớn cho các thị trường trong năm 2020 là liệu có một điều gì đó trong tương lai có thể tạo ra một chút lạc quan. Đừng mong đợi nhiều tin tốt trong đầu năm; có một số dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm trong niềm tin kinh doanh đang bắt đầu lan sang niềm tin của người tiêu. Khi nỗi lo suy thoái lên đến đỉnh điểm, giá cổ phiếu sẽ chịu áp lực lớn hơn. Lợi suất trái phiếu dài hạn sẽ giảm hơn nữa ở Mỹ và chìm sâu hơn dưới mức âm ở châu Âu.

Tuy nhiên, sự khốn khổ hiếm khi là vĩnh cửu. Có một số lực lượng muốn ngăn chặn xu hướng. Một là chính sách tiền tệ. Những người hoài nghi có quyền chỉ ra rằng với lãi suất quá thấp, các ngân hàng trung ương không còn nhiều dư địa để kích hoạt nền kinh tế. Nhưng việc cắt giảm lãi suất ở Mỹ và Trung Quốc, và việc mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu, ít nhất sẽ giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn sẽ được tiếp cận với tín dụng. Điều đó sẽ một ngưỡng hỗ trợ cho giá cổ phiếu.

Để vực dậy những tâm trạng bi quan trên thị trường tài chính có thể cần nhiều hơn thế. Nhưng sẽ là không khôn ngoan khi không đặt cược rằng thị trường sẽ hồi sinh như vậy vào cuối năm 2020. Nếu lợi suất trái phiếu chính phủ giảm hơn nữa, các chính trị gia sẽ sớm chấp nhận việc kích thích kinh tế thông qua tài khóa, có nghĩa là cắt giảm thuế và tăng chi tiêu, và đi vay. Những chính sách như vậy đã trở nên lỗi thời vì việc thực thi chúng thường không diễn ra đúng lúc: phải mất một thời gian để các chính trị gia đồng ý về bất cứ điều gì.

Nhưng khi nỗi sợ suy thoái gia tăng, áp lực đối với họ sẽ tăng lên. Khi các nhà đầu tư bắt đầu tin rằng các chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ, điều này sẽ phản ánh vào thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu sẽ hồi sinh và lợi suất trái phiếu sẽ bắt đầu tăng. Như Samuelson đã lưu ý cách đây nửa thế kỷ, thị trường đôi khi dự đoán những thảm họa vốn sẽ không xảy ra; Năm 2020 có thể là một trong những năm như thế….

Nguồn The Economist


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày