Thế giới

Hệ số P/E: Đâu mới là cách tính đúng?

Thứ Hai | 19/08/2013 11:43

Cách tính hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) dựa vào nhiều quan điểm khác nhau, qua đó cũng thể hiện bức tranh đầy đủ nhất về thị trường.
"Thị trường chứng khoán được định giá quá cao" và "Thị trường chứng khoán được định giá quá thấp", trong 2 câu nói trên, câu nào mới đúng?

Theo chuyên gia phân tích kinh tế Mark Hulbert, cả 2 câu nói trên đều đúng. Hulbert cho rằng chính những sai lầm trong các cách tính toán hệ số P/E phổ biến hiện nay là nguyên nhân khiến nhà đầu tư không thể xác định được thị trường được định giá quá cao hay quá thấp.

Trong các phép tính toán hệ số P/E hiện nay, "P" (hay còn gọi là Giá cổ phiếu) là khái niệm thống nhất, song lại có rất nhiều tranh cãi về khái niệm "E" (hay lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu). Một số cho rằng "E" ở đây là lợi nhuận sau - lợi nhuận ước tính của một công ty trong năm tiếp theo, trong khi số khác lại khẳng định "E" là lợi nhuận trước - lợi nhuận trong 12 tháng trước đó theo báo cáo của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Cliff Asness, đối tác quản lý tại doanh nghiệp đầu tư AQR Capital Management - công ty quản lý 84 tỷ USD tài sản, những tranh cãi kiểu này chẳng khác nào đi so sánh quả cam với quả táo xem cái nào ngon hơn. Trong một email gửi khách hàng, Asness cho rằng những người tham gia cuộc chiến so sánh các cách tính hệ số P/E "không nhận thức được những sai lầm mà họ đang tạo ra".

P/E

Trước hết, hãy thử xem cách tính P/E của S&P 500, trong đó "E" là lợi nhuận trước. Trong 4 quý kết thúc vào ngày 30/6, tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (E) của các doanh nghiệp thuộc chỉ số này đạt 91,13 USD/cổ phiếu, theo S&P Dow Jones Indices. Như vậy, hệ số P/E sẽ là 18,2, cao hơn 79% so với hệ số P/E trung bình (14,5) tính từ năm 1871, theo cơ sở dữ liệu của giáo sư Robert Shiller của Đại học Yale.

Nhiều nhà đầu cơ giá lên cố gắng bỏ qua dấu hiệu giá xuống này bằng cách chuyển sang tính "E" là lợi nhuận sau.

Theo FactSet Data System, các nhà phân tích phố Wall dự báo rằng lợi nhuận của các công ty trong chỉ số S&P 500 sẽ đạt 122,01 USD/cổ phiếu trong năm 2014, như vậy hệ số P/E là 13,6. Con số này thấp hơn 6% so với hệ số P/E trung bình trong cơ sở dữ liệu của giáo sư Shiller.

Cả 2 cách tính này có một nhược điểm: Hệ số P/E lợi nhuận sau gần như lúc nào cũng thấp hơn so với hệ số P/E lợi nhuận trước. Theo nhà quản lý tại Aetos Capital, bà Anne Casscells, ở đây có ít nhất 3 lý do giải thích cho hiện tượng này. Trước hết, lợi nhuận doanh nghiệp thông thường sẽ tăng từ năm nay sang năm tới. Thứ 2, lợi nhuận sau do các nhà phân tích ước tính chủ yếu là "lợi nhuận hoạt động", và nó thiếu chính xác hơn rất nhiều so với lợi nhuận trước - hay còn gọi là lợi nhuận thực - được sử dụng để tính toán hệ số P/E trung bình qua nhiều năm.

Và lý do cuối cùng, song quan trọng không kém, dự báo của các nhà phân tích phố Wall bao giờ cũng lạc quan một cách thái quá.

Ba yếu tố trên khiến hệ số P/E lợi nhuận sau thấp hơn 24% so với hệ số P/E lợi nhuận trước, 2 nhà phân tích Asness và Casscells khẳng định trong nghiên cứu của mình về 2 cách tính hệ số P/E phổ biến từ năm 1976 đến 2003.

Giả sử sự khác biệt này đã tồn tại trong suốt 140 năm theo như cở sở dữ liệu của giáo sư
P/E
Shiller, thì hệ số P/E lợi nhuận sau trung bình của các doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500, kể từ năm 1871 cho đến nay, là 11 chứ không phải 13,6. Do đó nó sẽ cao hơn 24% so với trung bình chứ không phải thấp hơn 6%.

Tất nhiên, thị trường chứng khoán không giảm chỉ vì hệ số P/E của nó cao hơn so với mức trung bình trong lịch sử. Nhà phân tích Casscells chỉ ra rằng hệ số P/E, cũng như mọi phương pháp đánh giá khác, chỉ gây một tác động khá yếu đối với xu hướng ngắn hạn của thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, việc làm rõ sự khác biệt giữa 2 cách tính hệ số P/E này là cách tốt nhất để phủ nhận lập luận của các nhà đầu tư giá lên - những người cho rằng thị trường lúc này đang rất rẻ, bà Casscells nói.

Ngoài ra, điều này còn hàm chứa một lời khuyên đối với các nhà đầu tư rằng sau khi bán cổ phiếu, họ không nên ngay lập tức tái đầu tư tiền thu được vào các loại cổ phiếu khác mà cần phải nhận định rõ tình hình.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng nên tập trung đầu tư vào các công ty có giá trị lớn hơn trên thị trường khoán, ít hoặc không có nợ, có lợi nhuận tăng liên tục và phân chia cổ tức đều tay.

Trong số các công ty trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay, Johnson & Johnson và Pfizer là 2 công ty nằm trong nhóm cổ phiếu khuyến khích đầu tư nhất. 2 công ty này có nợ thấp hơn so với trung bình của các công ty trong chỉ số S&P 500, với cổ tức cao. Tỷ suất lợi tức trên mỗi cổ phần của Johnson & Johnson và Pfizer hiện này là 2,9% và 3,3%.

Nguồn WSJ/Dân Việt


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày