Thế giới

Indonesia dời đô, tạm biệt Jakarta!

Phùng Mỹ Thứ Tư | 03/11/2021 11:20

Jakarta đang chìm nhanh, với hai phần năm diện tích nằm xuống dưới mực nước biển. Ảnh: Reuters.

Indonesia đặt thời hạn đến năm 2014 để dời thủ đô về đảo Borneo và thay đổi quy định để tổng thống chọn lãnh đạo thủ đô thay vì bầu cử.
Jakarta đang chìm nhanh, với hai phần năm diện tích nằm xuống dưới mực nước biển. Ảnh: Reuters.

Theo The Star, Indonesia đang lên kế hoạch hoàn thành việc dời thủ đô Jakarta nằm trên đảo Java đến tỉnh East Kalimantan trên đảo Borneo, có diện tích 56.180 ha, vào nửa đầu năm 2024. Dự án dời đô có kinh phí 489.000 tỉ rupiah (34 tỉ USD), đã bị trì hoãn trong nhiều tháng do đại dịch COVID-19 bùng phát. 

34 tỉ USD

Việc dời đô có thể tiêu tốn khoảng 34 tỉ USD. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia, ông Bambang Brodjonegoroa, cho biết chính phủ nước này lên kế hoạch khởi động xây dựng thành phố mới kể từ năm 2021 và bắt đầu di dời một số văn phòng kể từ năm 2024.

Cũng theo dự luật, tổng thống sẽ quyết định người lãnh đạo thủ đô với sự thông qua của quốc hội, bãi bỏ quy định bầu cử như trước nay. Dự luật dự kiến được thông qua trong năm nay.

Một người đàn ông câu cá gần một đền thờ Hồi giáo đã bị ngập nước ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Ảnh: The New York Times.
Một người đàn ông câu cá gần một đền thờ Hồi giáo đã bị ngập nước ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Ảnh: The New York Times.

Nếu hoàn thành, Indonesia sẽ trở thành nước thứ 3 tại Đông Nam Á dời thủ đô từ năm 2003, khi Malaysia dời thủ đô hành chính về Putrajaya. Năm 2005, Myanmar dời thủ đô hành chính từ Yangon về Naypyidaw.

Tổng thống Joko Widodo cho rằng thủ đô mới sẽ giúp mở rộng các hoạt động kinh tế ngoài đảo Java và thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng trên cả nước.

Gần 60% dân số Indonesia sống trên đảo Java, nơi có thủ đô Jakarta. Hòn đảo đóng góp hơn 50% GDP của đất nước. Trong khi đó, Kalimantan chiếm 5,8% dân số và 8,2% GDP.

Tổng thống Widodo nhận định việc dời đô là cần thiết khi thủ đô Jakarta bị kẹt xe kinh niên và thường bị ngập, môi trường ô nhiễm. Thủ đô Jakarta 10 triệu dân đang chìm dần xuống biển với tốc độ nhanh nhất thế giới và 2/5 diện tích hiện thấp hơn mực nước biển. Tại một số nơi, tốc độ sụp lún là 20 cm mỗi năm.

Việc dời đô được cho là di sản của Tổng thống Widodo để lại sau khi kết thúc nhiệm kỳ cuối. Tuy nhiên, kế hoạch này gây ra những lo ngại về việc phá rừng. Borneo là nơi có nhiều loài động vật trong danh sách nguy cấp, trong đó có đười ươi. 30% diện tích rừng tại đây đã bị tàn phá trong hơn 40 năm qua, chủ yếu là do sản xuất giấy, trồng cọ dầu.

Có thể bạn quan tâm:

Kinh tế châu Á mất gần 1.700 tỉ USD vì COVID-19


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày