Thế giới

Mùa hè “đảo điên” ở khắp các sân bay thế giới

Hải Miên Thứ Năm | 21/07/2022 20:22

"Tắc nghẽn" du khách tại sân bay Schiphol, Amsterdam vào tháng 4. Ảnh: Getty Image.

Trong khi phần lớn các chuyến bay đều đáp cánh theo lịch trình, sự gián đoạn đã tăng lên đáng kể trong hai năm vừa qua so với trước đại dịch.
"Tắc nghẽn" du khách tại sân bay Schiphol, Amsterdam vào tháng 4. Ảnh: Getty Image.

Mùa hè năm nay được cho là cột mốc tái sinh của thương mại hàng không sau hai năm hạn chế đi lại, khiến ngành gần như chìm trong giấc ngủ đông. Nhưng nó lại đang trở thành một trong những mùa du lịch hỗn loạn nhất trong nhiều thập kỷ.

Các chuyến bay bị hủy, sự chậm trễ ngày càng kinh niên, còn hành lý thì thất lạc. Việc chờ đợi hàng giờ đồng hồ chỉ để làm thủ tục, ký gửi hành lý, thông quan đã khiến du khách không khỏi bực bội.

Bên cạnh đó, hệ thống hàng không cũng đang căng thẳng hoặc bị phá vỡ ở mọi mắt xích trong chuỗi. Mỗi vấn đề của các hãng hàng không và sân bay lại làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề khác.

Tình trạng thiếu nhân viên xử lý hành lý và nhân viên an ninh khiến hành khách không thể làm thủ tục, dẫn đến chuyến bay bị hoãn. Khi cơ quan thực thi và di trú tại các sân bay trung tâm thiếu nhân viên, hành khách đôi khi còn phải chờ khi đã lên máy bay rồi. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp viên và phi công phải làm việc nhiều ngày hơn. Theo thời gian, tình trạng thiếu hụt thủy thủ đoàn và thiết bị ngày càng gia tăng.

Nhiều sự cố gián đoạn đã bủa vây việc bay vào mùa hè này. ẢNH: NATHAN HOWARD / GETTY IMAGES
Nhiều sự cố gián đoạn đã bủa vây ngành hàng không vào mùa hè này. Ảnh: Getty Image.

Các hãng hàng không trên khắp thế giới, vốn từng nhận tiền cứu trợ trong đại dịch hoặc hưởng lợi từ chương trình do chính phủ hỗ trợ, hy vọng sẽ tránh được những cơn đau đầu như vậy.

Năm nay, các hãng hàng không thiếu hụt doanh thu đã lên kế hoạch tăng công suất cho mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên, một số biện pháp mà họ đã thực hiện để cắt giảm quy mô vào năm 2020 đã được chứng minh là khó có thể đảo ngược.

Họ nhận thấy không thể tuyển dụng nhân viên đủ nhanh trong một ngành đòi hỏi cả kiểm tra lý lịch và đào tạo cho nhân viên mới kỹ lưỡng như này.

Để giải quyết tình trạng chậm trễ chuyến bay, một số sân bay đã áp đặt giới hạn đối với hành khách và số chuyến, một số hãng còn cắt giảm lịch trình mới được tăng cường của họ. Nhưng những động thái đó lại tác động đến kế hoạch của nhiều du khách.

Lưu lượng chuyến bay nội địa tại Mỹ đã tăng vọt trong năm, mặc dù vẫn thấp hơn mức trước đại dịch, còn hấu hết các quốc gia khác đã dỡ bỏ hạn chế du lịch quốc tế. Nhưng trong khi phần lớn các chuyến bay đều đáp cánh theo lịch trình, sự gián đoạn đã tăng lên đáng kể trong hai năm vừa qua và so với thời kỳ trước đại dịch.

Hành lý chất đống bên ngoài Nhà ga số 2 tại Heathrow vào ngày 19/06. Ảnh: Reuters
Hành lý chất đống bên ngoài Nhà ga số 2 tại Heathrow vào ngày 19/06. Ảnh: Reuters.

Sân bay quốc tế Toronto Pearson chứng kiến ​​52,9% các chuyến bay khởi hành muộn, trong khoảng từ ngày 01/06 - 12/07, theo nền tảng dữ liệu chuyến bay FlightAware, đây là tỷ lệ cao nhất trong số các sân bay có 1.000 chuyến bay trở lên. Sân bay Frankfurt ở Đức và Paris Charles de Gaulle có tỷ lệ chậm trễ lần lượt là 46,4% và 42,8%, còn London Heathrow là 40,2%.

Vào thời điểm thuận lợi, một ngày trong ngành hàng không diễn ra như một vở ballet được biên đạo tỉ mỉ, đưa hành khách và hành lý của họ qua hải quan, lên khoang, cất cánh rồi hạ cánh.

Thông thường, hệ thống luôn được dự phòng đủ để hạn chế sự gián đoạn do bất kỳ sự cố nào gây ra. Nhưng khó khăn trong việc thuê nhân viên đồng nghĩa không có khả năng dự phòng nữa.

“Câu hỏi trên môi của mọi người là: Tất cả họ đã đi đâu rồi? Có hàng trăm triệu người đã biến mất khỏi thị trường lao động”, ông Tim Clark, Chủ tịch Emirates Airline, cho biết tại một sự kiện vào tháng trước.

Các vấn đề bao gồm quá ít nhân viên mặt đất để xếp và dỡ hành lý, thời gian đào tạo dài đối với phi công mới hoặc được thuê lại, nghỉ phép liên tục vì COVID-19, cũng như tình trạng thiếu kiểm soát viên không lưu.

Swissport International, một nhà cung cấp dịch vụ hàng không và xử lý hành lý tại nhiều sân bay, hiện đang cố gắng lấp đầy khoảng 17.000 việc làm, đưa ra khoản tiền thưởng khi vào làm là 5.000 USD tại một số sân bay ở Mỹ.

Một hành khách đang chờ đợi ở sân bay Tây Ban Nha. Ảnh: Zuma Press.
Một hành khách đang chờ đợi ở sân bay Tây Ban Nha. Ảnh: Zuma Press.

Yêu cầu công việc, có thể bao gồm việc làm bảy ngày một tuần và ca đêm, khiến công việc thường không đủ hấp dẫn để cạnh tranh với các vị trí tuyển dụng trong những ngành khác. Theo ông Philipp Joeinig, Giám đốc điều hành của Menzies Aviation, nút thắt lớn nhất có liên quan đến việc kiểm tra lý lịch của người mới, vốn bắt buộc đối với nhân viên sân bay. Quá trình này trung bình mất 60 ngày, nhưng lên đến ba tháng ở một số khu vực.

Trong số những tình trạng thiếu hụt, tồi tệ nhất là ở các đội xử lý hành lý, dẫn đến một vụ thất lạc hành lý vào ngày 11/07, một chiếc máy bay của Delta đã đi từ Heathrow đến Detroit mà không có hành khách nào, và thay vào đó chỉ có 1.000 hành lý bị thất lạc.

Có thể bạn quan tâm: Nắng nóng "giáng đòn" vào khủng hoảng khí đốt châu Âu

Nguồn Nikkei Asia


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày