Thế giới

Quyết định lịch sử phân chia vùng biển Caspian

Lam Hồng Chủ Nhật | 12/08/2018 23:05

Sau 20 năm, 5 nước có cùng biển Caspian đã ký kết thỏa ước về quy chế của biển nhằm phân chia khối tài nguyên khổng lồ tại đây.

Sau 20 năm thương lượng gay go, 5 nước có cùng biển Caspian gồm Nga, Iran, Kazakhstan, Azerbaidjan và Turkmenistan ký kết thỏa ước về quy chế của biển Caspian, giàu tài nguyên thiên nhiên từ dầu khí cho đến hải sản và làm giảm căng thẳng khu vực.

Lễ ký kết được tổ chức vào ngày 12/8/2018 tại thành phố cảng Aktaou của Kazakhstan với sự hiện diện của lãnh đạo 5 nước liên quan trực tiếp gồm Nga, Kazakhstan, Azerbaidjan, Turkmenistan và Iran.

Trong nhiều thế kỷ qua, biển Caspian chủ yếu là mục tiêu tranh chấp giữa Nga và Ba Tư (về sau là Iran), với ưu thế nghiêng tuyệt đối về phía Nga, cho đến khi sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 hình thành nên 3 quốc gia độc lập khác bên bờ biển là Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaizan

Trong thời Liên Xô, biển Caspian do Moscow và Teheran quản lý theo một hiệp ước mất hiệu lực từ khi khối Liên bang Xô viết tan rã, ba nước thành viên Kazakhstan, Azerbaidjan, Turkmenistan tuyên bố độc lập.

Theo AFP, tuy thỏa thuận được xem là lịch sử không giải quyết được tất cả những xung khắc tranh chấp tài nguyên nhưng tạo ra được một quy chế pháp lý, thiếu vắng từ khi Liên Xô sụp đổ, làm giảm phần nào căng thẳng tại vùng biển hồ mà trữ lượng dầu hỏa có thể lên đến 50 tỷ thùng, còn khí đốt được thẩm định có đến 300 ngàn tỷ mét khối.

Đây cũng là nơi mà tuyến đường ống khí đốt tự nhiên xuyên Caspian trực tiếp chạy qua, vốn sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu mà không có sự tham gia của Nga. 

Hiện Iran kiểm soát chỉ 13% vùng nước ở Biển Caspian. Iran muốn mỗi nước có 20% thị phần - chia một cách đều nhau giữa tất cả các nước có đường biên giới trên Biển Caspian, bất kể việc đường bờ biển của họ dài bao nhiêu.

Quyet dinh lich su phan chia vung bien Caspian

Sự không thống nhất này đã tạo ra một khu vực tranh chấp, nơi mà Iran đã triển khai sức mạnh hải quân nhằm ngăn cản các tàu thăm dò khí hydrocarbon của Azerbaijan. Về phần mình, Nga sẽ tiếp tục không khuyến khích xây dựng các tuyến đường ống khí đốt mới tới châu Âu.

Tất nhiên, những lợi ích này khiến Azerbaijan và Kazakhstan rơi vào một cuộc xung đột với Iran và Nga, vốn muốn hạn chế quyền tiếp cận của các nước láng giềng tới các giếng dầu ngoài khơi và ngăn cản việc xây dựng đường ống khí đốt xuyên Caspian.

Theo AFP, với tư thế là chủ nhân của Caspian, hai nước Nga và Iran bị thiệt nhiều nhất vì phải chia bớt quyền lợi cho ba nước còn lại. Tuy nhiên, Nga cũng được một số lợi ích như chứng tỏ có bộ máy đối ngoại hiệu quả và giành được thượng phong quân sự, cấm một nước khác có căn cứ hải quân.

Về phần Iran, chính phủ Teheran có thể dựa vào quy chế mới của Caspia để đề xuất những dự án chung với nước Azerbaidjan Hồi Giáo.

Turkmenistan cũng kỳ vọng vào thỏa thuận mới để khai thác khí đổt, đặt ống dẫn dưới đáy biển để xuất khẩu sang châu Âu qua ngả Azerbaidjan. Tuy nhiên, dự án này có thế bị Nga và Iran cản trở.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày