Thế giới

“Soán ngôi” Trung Quốc về tăng trưởng, nhưng Ấn Độ vẫn chưa tỏa sáng

Hân Nguyễn Thứ Tư | 07/12/2022 22:58

Ảnh: Bloomberg.

Ấn Độ sẽ còn mất vài năm nữa để trở thành cứ điểm thu hút đầu tư thay thế cho Trung Quốc.
Ảnh: Bloomberg.

Theo ông Andy Mukherjee, một cây bút từ tờ Bloomberg, rất khó để thấy rằng suy thoái kinh tế đã đặt chân đến Ấn Độ, khi mà lượng đầu tư vào các nhà máy, đường xá, hay những tài sản cố định khác chiếm gần 35% tổng sản lượng quốc nội (GDP), Ấn Độ đã không đạt mức cao này trong 10 năm. Còn nhu cầu vay vốn thì vẫn tăng nhanh đến mức tiền gửi không đáp ứng kịp.

Vậy thì điều gì đã thúc đẩy Ấn Độ trong khi cả thế giới ngoài kia đang “chật vật”? Một trong những nguyên nhân chính là hoàn toàn mở cửa hậu đại dịch. Các dịch vụ với mật độ tiếp xúc cao như du lịch và khách sạn của quốc gia này đã phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19 trong nửa đầu năm, tiếp sức không ít cho nền kinh tế. Một nguyên nhân không kém quan trọng khác, thường được ưa chuộng bởi nhiều tập đoàn đa quốc gia trên khắp thế giới, đó là chiến lược “China+1”, tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sang các quốc gia khác. 

Nhưng China+1 sẽ không giúp ích nhiều trong việc ngăn chặn suy thoái kinh tế về ngắn hạn. Thứ nhất, việc tăng chi tiêu vốn là do chính phủ liên bang thúc đẩy. Lạm phát liên tục cao hơn chỉ tiêu đã mang lại cho chính phủ thêm nguồn thuế và đổ chúng vào cơ sở hạ tầng. Khu vực tư nhân đã làm theo, mặc dù phải đối mặt với hạn chế lợi nhuận do không thể chuyển hoàn toàn chi phí cao hơn sang cho người tiêu dùng. Các ngân hàng của Ấn Độ với mong muốn tăng số lượng hồ sơ tài sản sau đại dịch đã rất sẵn lòng giúp các công ty vượt qua cuộc khủng hoảng dòng tiền. Do đó, chi tiêu vốn kết hợp của chính phủ liên bang và tiểu bang cũng như các công ty niêm yết lớn trong năm tài chính này có thể vượt quá 21 nghìn tỉ rupee (258 tỉ USD), gấp đôi tỷ lệ đầu tư hàng năm từ năm 2016 đến 2018, theo ICICI Securities.

Tuy nhiên, có một mặt trái của câu chuyện hạnh phúc này. Giờ đây, cơn sốt tiêu dùng bị dồn nén từ đại dịch đã cạn kiệt, tác động kép của lạm phát cao và thuế gián thu - nguồn thu ngân sách dồi dào của chính phủ - đang bắt đầu chèn ép các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Năm 2023 sẽ không phải là một năm tuyệt vời đối với tầng lớp trung lưu thành thị khi tình trạng sa thải nhân công trong ngành công nghệ toàn cầu ảnh hưởng đến việc làm và khả năng cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp. Các nhà phân tích của Nomura cho biết vào tuần trước: “Chúng tôi tin rằng chu kỳ tăng trưởng với tốc độ nhanh của Ấn Độ đã đạt đỉnh và sự suy giảm trên diện rộng đang diễn ra,” sau khi tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,3% trong tháng 9, thấp hơn một nửa tốc độ tăng trưởng trong ba tháng trước đó. Theo ước tính của Nomura, tỷ lệ tăng trưởng cả năm trước thềm cuộc tổng tuyển cử của Ấn Độ vào mùa hè năm 2024 có thể là 5,2%.

 

Nếu không tính những năm đại dịch, đây sẽ là tốc độ tăng trưởng tệ thứ 2 trong 10 năm đổ lại của Ấn Độ. Con số này đặt dấu hỏi xung quanh việc theo đuổi chính sách công nghiệp đầy tốn kém. 

Việc tự thiết lập chuỗi cung ứng bằng cách trợ cấp cho các nhà đầu tư và bảo vệ họ khỏi hàng rào thuế quan cao là một canh bạc dài hạn. Cho đến nay, chỉ 15% trong số 33 tỉ USD đầu tư tư nhân được chính phủ phê duyệt theo chương trình khuyến khích liên kết sản xuất đã mang lại kết quả; Theo dữ liệu chính thức, có ít hơn 200.000 việc làm được tạo ra tính đến tháng 9, so với kỳ vọng lên đến khoảng 6 triệu.

Ngay cả khi mối quan hệ thương mại giữa phương Tây với Trung Quốc ngày càng sâu sắc, hay chính sách Zero-COVID được hoãn lại, thì không có nhiều dấu hiệu cho thấy đầu tư tư nhân sẽ đổ nhiều vào Ấn Độ trong năm tới.

 

Đó cũng là do xuất khẩu đang bắt đầu chậm lại đối với hầu hết các nhà cung cấp châu Á: Các chuyến hàng ra khỏi Ấn Độ đạt mức thấp nhất trong 20 tháng vào tháng 10. Dữ liệu GDP gần đây cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về việc ngành công nghiệp của nước này đang mất đà. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 8%.

The Bloomberg, chính sách quốc nội cũng có vẻ khá sơ sài, khi mà lãi suất địa phương sẽ đạt đỉnh vào đầu năm 2023. Điều kiện tài chính có thể trở nên khắc nghiệt hơn. Nếu chiến tranh ở Ukraine leo thang — hoặc nếu Trung Quốc đột ngột thay đổi biện pháp đối phó COVID — tình trạng thiếu hàng hóa so với nhu cầu có thể bùng phát trở lại. Điều đó sẽ làm hạn chế dòng tiền đối với các công ty Ấn Độ, khiến nhiều công ty phải tìm kiếm nguồn tài chính bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động kéo dài. Các ngân hàng, dưới áp lực tăng lãi suất huy động để củng cố thanh khoản, có thể không còn khả năng đối phó với rủi ro tín dụng như năm nay. Nếu đúng như vậy, họ sẽ chỉ chuốc lấy rắc rối về sau.

Theo Bloomberg, triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ trong năm tới không khả quan. Hoặc thậm chí là trở nên khó khăn hơn, tùy thuộc vào nền kinh tế toàn cầu. Sẽ có những lợi ích lâu dài từ việc xem Ấn Độ là điểm đến hấp dẫn thứ hai với các nhà sản xuất đang cố gắng hạn chế tiếp xúc với Trung Quốc. Nhưng huy động 24 tỉ USD từ quỹ công trong 5 năm để đẩy nhanh sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ còn dấy lên nhiều nghi vấn.

Có thể bạn quan tâm:

BĐS tại Mỹ bị rút khỏi thị trường giao dịch với tốc độ kỷ lục

Nguồn Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày