Thế giới

Trung Quốc có thể sử dụng cuộc khủng hoảng từ đại dịch để nâng cao vị thế trên toàn cầu

Thái Bình Thứ Sáu | 08/05/2020 16:23

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự sự kiện ở Bắc Kinh vào ngày 9.11.2017. Ảnh: CNBC

Đại dịch COVID-19 sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh vốn đã tồi tệ giữa Mỹ, Trung Quốc và có thể làm nghiêng cán cân sức mạnh toàn cầu về Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự sự kiện ở Bắc Kinh vào ngày 9.11.2017. Ảnh: CNBC

Khi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tăng cao

Căng thẳng đã bùng lên trên một vài mặt trận kể từ khi đại dịch bắt đầu. Washington và Bắc Kinh đang đổ lỗi cho nhau về mức độ và nguồn gốc thực sự của vụ dịch COVID-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa thuế quan một lần nữa. 

Đại dịch sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, chuyên gia tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu tại Verisk Maplecroft (công ty tư vấn chiến lược và rủi ro toàn cầu) bình luận.

"Đại dịch COVID-19 chắc chắn là thúc đẩy sự gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc”, ông Hugo Brennan, chuyên gia phân tích châu Á tại Verisk Maplecroft đã nhấn mạnh hôm 5.5. Ông dự đoán rằng virus vẫn là một nguồn quan trọng của ma sát trong vòng 12 tháng tới .

Trong thời kỳ khủng hoảng, các cuộc cạnh tranh toàn cầu có xu hướng tăng hơn là giảm bớt. Cuộc khủng hoảng từ đại dịch COVID-19 đã dẫn đến tình trạng xấu hơn nữa giữa Trung Quốc và Mỹ, EIU (công ty cung cấp những dịch vụ dự đoán, cố vấn qua nghiên cứu và phân tích của Anh), lưu ý trong một báo cáo. Tuy nhiên, dịch COVID-19 không phải là nguyên nhân của những khó khăn trong quan hệ Mỹ - Trung; nó chỉ đơn thuần là làm trầm trọng thêm các xu hướng đã tồn tại trong nhiều năm khi cả hai nước cạnh tranh để thống trị kinh tế.

Hai quốc gia lớn nhất thế giới đã xảy ra cuộc chiến thương mại trong vài năm qua. Mỹ - Trung đã xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và phát triển thành các vấn đề lớn hơn như sự thống trị của công nghệ. Vào tháng 1, cả hai nước đã đạt được thỏa thuận giai đoạn một trước khi virus tấn công. Nhưng tương lai của thỏa thuận này đang bị nghi ngờ. 

Trung Quốc đã bị Mỹ, Anh và Úc đổ lỗi vì phản ứng ban đầu đối với dịch bệnh
Trung Quốc đã bị Mỹ, Anh và Úc đổ lỗi vì phản ứng ban đầu đối với dịch bệnh. Ảnh: CNBC

Bắc Kinh sẽ sử dụng khủng hoảng như là cơ hội để mở rộng ảnh hưởng toàn cầu

Trung Quốc đã bị Mỹ, Anh và Úc đổ lỗi vì phản ứng ban đầu đối với dịch bệnh. Nhiều quốc gia cho rằng, Trung Quốc chậm và không minh bạch trong đại dịch COVID-19.

Nhưng điều đó sẽ không ngăn nền kinh tế lớn ở châu Á tự mở rộng ra toàn cầu. Các nhà phân tích nói, Trung Quốc thậm chí có thể sử dụng khủng hoảng như một cơ hội để nâng cao vị thế và mở rộng ảnh hưởng, đặc biệt là đối với các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch bằng cách cung cấp nhiều hỗ trợ cần thiết. Bắc Kinh đã bắt tay vào cái gọi là "ngoại giao mặt nạ", gửi vật tư y tế đến các nước bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, Trung Quốc có thể củng cố thêm sự hiện diện của mình ở một số khu vực tại châu Phi, Đông Âu, Đông Nam Á và Mỹ Latinh, EIU cho biết.

Ông Kaho Yu, nhà phân tích cấp cao tại Verisk Maplecroft, đã chỉ ra 3 yếu tố: Chiến dịch tuyên truyền toàn cầu mạnh mẽ của Bắc Kinh thúc đẩy vai trò của Trung Quốc trong việc ngăn chặn virus, quốc gia này xử lý ổ dịch và đại dịch đã nhấn mạnh sự vắng mặt của giới lãnh đạo Mỹ trên sân khấu toàn cầu.

Nhiều trường hợp nhiễm bệnh, khiến Mỹ trở thành nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, trong khi dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy vụ dịch đã giảm xuống.

Tốc độ bùng phát của đại dịch COVID-19 với các quốc gia. Nguồn: CNBC
Tốc độ bùng phát của đại dịch COVID-19 tại các quốc gia. Nguồn: CNBC

Ba yếu tố đó, có thể dẫn đến sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng, mặc dù Verisk Maplecroft nhấn mạnh rằng vẫn còn quá sớm để kết luận.

Hơn nữa, sự sụp đổ kinh tế từ đại dịch toàn cầu sẽ có tác động lâu dài đối với các nền kinh tế phát triển như Mỹ và châu Âu, EIU cho biết. Bởi vì các biện pháp tài chính và tiền tệ mà các quốc gia này phải thực hiện để đối phó với khủng hoảng sẽ dẫn đến nhiều năm tăng trưởng chậm hơn.

Mặt khác, Trung Quốc, đơn giản nhờ là quốc gia đầu tiên nổi lên từ cuộc khủng hoảng, cũng sẽ là người đầu tiên phục hồi kinh tế, EIU nói.

Do đó, đại dịch có khả năng đẩy nhanh quá trình tái cân bằng sức mạnh kinh tế toàn cầu từ phương Tây sang phương Đông trong những năm tới, EIU cho biết. Trừ khi các quốc gia phát triển thay đổi hướng đi và theo đuổi con đường kinh tế hoàn toàn khác biệt sau khủng hoảng, khoảng cách giữa phương Tây đang phát triển chậm và phương Đông năng động về kinh tế có thể sẽ nới rộng.

Có thể bạn quan tâm:

Mỹ - Trung nhất trí thúc đẩy thực hiện thỏa thuận thương mại

Nguồn CNBC


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày