Thế giới

Vì sao Mark Mobius khuyên giới đầu tư nên mua vàng ở bất kỳ giá nào?

Trang Lê Thứ Tư | 21/08/2019 11:02

Nguồn ảnh: shekhawatinews.com

Triển vọng dài hạn của vàng là tăng, tăng và tăng, và lý do là vì cung tiền chỉ tăng, tăng và tăng, ông Mark Mobius nói với Bloomberg.
Nguồn ảnh: shekhawatinews.com

Vàng sẽ tiếp tục tăng giá?

Nguồn cung ngoại tệ sẽ vẫn dồi dào trong nửa cuối năm 2019

Sáng 21/8, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.503 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.514,8 USD/ounce. Giá vàng hôm nay cao hơn 17,5% (225 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Giá vàng SJC hiện đang được niêm yết ở mức 41,5 - 41,8 triệu đồng/lượng ở 2 chiều mua vào và bán ra.

Vàng đạt mức cao nhất trong 6 năm trong tháng 8 này vì triển vọng chính sách tiền tệ nới lỏng hơn từ Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác để hỗ trợ tăng trưởng, vốn đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sau đó, vàng đã có vài phiên quay đầu giảm từ đỉnh 6 năm sau khi căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc tạm thời lắng dịu, trong khi tình hình kinh tế Mỹ vẫn khả quan với nhiều chỉ số tích cực.

Vi sao Mark Mobius khuyen gioi dau tu nen mua vang o bat ky gia nao?
Biến động giá vàng 1 tuần qua. Ảnh: Goldprice.org

Dù vậy, theo một số chuyên gia, triển vọng của giá vàng trong thời gian tới vẫn là tăng giá.

Trong đó, nhà đầu tư nổi tiếng là Mark Mobius lại tiếp tục đưa ra lời khuyên rằng giới đầu tư nên mua thêm vàng. "Triển vọng dài hạn của vàng là tăng, tăng và tăng, và lý do tại sao tôi nói như vậy là vì cung tiền chỉ tăng, tăng và tăng", Mobius, đã người thành lập Mobius Capital Partners LLP vào năm ngoái, nói với Bloomberg. Ông nói thêm: "Thẳng thắn mà nói, tôi nghĩ rằng bạn phải mua ở bất kỳ mức giá nào". Vàng giao ngay đạt mức 1.535,11 USD/ounce vào ngày 13/8, mức cao nhất kể từ năm 2013. Và Mobius đã dự đoán chính xác vào đầu tháng 7 rằng giá sẽ lên tới 1.500 USD/ounce.

Có lẽ ông Mark Mobius muốn nhắc tới xu hướng nới lỏng tiền tệ tại nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới, Lần lượt, Đức rồi Trung Quốc đã phát đi tín hiệu nới lỏng tiền tệ. Cụ thể, Đức cũng đã tuyên bố sẵn sàng từ bỏ chính sách cân bằng tài chính, chấp nhận nợ để kích thích kinh tế.

Bên cạnh đó, ngày 17/08, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa công bố một cải cách về lãi suất để giảm chi phí đi vay của các công ty và hỗ trợ nền kinh tế, vốn đang bị tổn thương bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ. Theo đó, PBOC cho biết cơ quan này sẽ cải tiến cơ chế thiết lập lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 8, nhằm giảm lãi suất đi vay của các công ty như một phần trong công cuộc cải cách thị trường.

Không những thế, thị trường còn hướng sự chú ý vào Cục dự trữ Liên bang Mỹ  (FED). Tại Hội nghị thường niên của FED tại Jackson Hole ngày 23/8, Chủ tịch FED, ông Jerome Powell, sẽ có bài phát biểu về điều hành chính sách tiền tệ của FED, trong đó có định hướng chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Nó sẽ cung cấp manh mối mới về việc cắt giảm lãi suất tiếp theo của Mỹ.

Một số nhà phân tích dự báo Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ giảm thêm lãi suất ngay trong tháng 9 này, mức giảm có thể là 25 hoặc 50 điểm phần trăm thấp hơn mong muốn 100 điểm phần trăm của ông Trump.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày