Thế giới

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 đang tăng mạnh khi nhiều quốc gia nới lỏng biện pháp hạn chế

Minh Thụy Thứ Ba | 30/06/2020 15:41

Nguồn ảnh: AP

Mỹ là một trong những quốc gia chịu đựng sự lây nhiễm mạnh mẽ sau khi cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại và nới lỏng biện pháp hạn chế.
Nguồn ảnh: AP

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm thứ 2 cho biết, khi các quốc gia mở cửa trở lại, các ca nhiễm COVID-19 lại tiếp tục gia tăng.

Ông Tedros chia sẻ: “Mặc dù nhiều quốc gia đã đạt được một số tiến bộ, nhưng trên toàn cầu, đại dịch đang thực sự tăng mạnh. Tất cả chúng ta đều muốn điều này kết thúc. Tất cả chúng ta đều muốn tiếp tục cuộc sống của mình, nhưng thực tế phũ phàng là điều này thậm chí còn chưa kết thúc".

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, cho đến nay virus đã lây nhiễm hơn 10,1 triệu người trên khắp thế giới và giết chết hơn 502.000 người. Theo dữ liệu được WHO công bố hôm Chủ nhật, hơn 60% các ca nhiễm mới hàng ngày đến từ các quốc gia ở châu Mỹ. Hơn 23% trong số 189.077 ca nhiễm mới được báo cáo trên toàn cầu là ở Mỹ. Hôm 28.6, Brazil là quốc gia duy nhất trên thế giới báo cáo nhiều ca nhiễm mới hơn so với Mỹ.

Nguồn ảnh: JHU
Nguồn ảnh: JHU.

Một số quốc gia đã chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm khi họ bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế và các hoạt động xã hội. Ông Ted Tedros lo ngại: “Hầu hết mọi người vẫn dễ mắc bệnh. Virus vẫn còn nhiều chỗ để di chuyển".

Mỹ là một trong những quốc gia chịu đựng sự lây nhiễm mạnh mẽ sau khi cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại và nới lỏng hạn chế trên các vùng rộng lớn của đất nước. Hàng ngày, các ca nhiễm mới đều gia tăng kỷ lục ở một số bang trên toàn quốc.

Mỹ là một trong những quốc gia chịu đựng sự lây nhiễm mạnh mẽ sau khi cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại và nới lỏng các biện pháp hạn chế. Nguồn ảnh: AP
Mỹ là một trong những quốc gia chịu đựng sự lây nhiễm mạnh mẽ sau khi cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại và nới lỏng biện pháp hạn chế. Nguồn ảnh: AP.

Khi các ca nhiễm ở Mỹ tiếp tục tăng, tuổi trung bình của bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã giảm. Một số quan chức chính phủ cho rằng, ngay cả khi số ca nhiễm gia tăng do virus gây tử vong nhiều hơn ở nhóm dân số lớn tuổi thì các ca tử vong do COVID-19 cũng đã giảm. Nhưng một số quan chức y tế, bao gồm cả Cố vấn y tế của Nhà Trắng - Tiến sĩ Anthony Fauci lại cảnh báo rằng, các ca tử vong sẽ tăng theo thời gian. Đặc biệt là khi các bệnh nhân trẻ tuổi lây nhiễm cho những người già và những người dễ bị tổn thương hơn.

Nguồn ảnh: JHU
Nguồn ảnh: JHU.

Ông Tedros khẳng định, chiến lược tiếp tục xét nghiệm rộng rãi trong cộng đồng, điều tra các bệnh nhiễm trùng, xác định những người có khả năng đã bị phơi nhiễm, cách ly người nhiễm bệnh và cải thiện việc điều trị cho bệnh nhân sẽ cứu được mạng sống.

Sự can thiệp quan trọng nhất để phá vỡ các chuỗi lây nhiễm không nhất thiết phải là công nghệ cao mà có thể được thực hiện bởi một loạt lĩnh vực khác. Nó truy tìm và cách ly các nguồn lây nhiễm. Ông Tedros cho biết, trong 6 tháng kể từ khi virus bắt đầu, mọi hoạt động cứ lặp đi lặp lại như một bản ghi âm bao gồm: kiểm tra, thử nghiệm, cách ly, kiểm dịch các trường hợp. Nhưng nó hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford đã công bố kết quả thử nghiệm hồi đầu tháng 6, steroid có thể làm giảm nguy cơ tử vong xuống 1/3 cho bệnh nhân COVID-19 trên máy thở và 1/5 cho những người dùng oxy bổ sung.

Ông Tedros cũng cho biết, Nhật đã làm rất tốt việc bảo vệ mạng sống của những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Nhật có dân số già nhất trên thế giới nhưng vẫn duy trì tỉ lệ tử vong vì COVID-19 thấp nhất. Theo dữ liệu của Hopkin, virus Corona đã lây nhiễm cho hơn 18.476 người tại Nhật và giết chết ít nhất 972 người.

Hàn Quốc là một điểm sáng khác về phản ứng thành công với COVID-19. Ông Tedros nói thêm rằng, Hàn Quốc đã cho thế giới thấy rằng không cần vaccine hay phương pháp trị liệu, họ có thể giảm số lượng ca nhiễm và ngăn chặn sự bùng phát.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc bị virus tấn công. Các quan chức chính phủ đã nhanh chóng tăng cường kiểm tra và nhắm mục tiêu vào những người có thể đã bị phơi nhiễm tại các cụm nhiễm được báo cáo. Các quan chức chính phủ đã sử dụng dữ liệu giao dịch thẻ tín dụng và thông tin theo dõi điện thoại di động để xác định ai có thể đã bị nhiễm virus.

Ông Tedros cho biết, các chính phủ nên xem xét nhân rộng chiến lược của Hàn Quốc để thử nghiệm, truy tìm dấu vết và cách ly người nhiễm bệnh. Các chính phủ nên lôi kéo cộng đồng vào bất kỳ nỗ lực nào để tăng cường kiểm tra, truy tìm và cô lập nguồn lây nhiễm.

Các quốc gia cần phải cùng nhau học hỏi kinh nghiệm của nước khác trong việc chống lại virus. Ông Tedros nhấn mạnh rằng, việc thiếu sự đoàn kết toàn cầu đã làm cản trở phản ứng toàn cầu.

Theo ông Tedros, “điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra!” khi nhiều quốc gia và các nhà lãnh đạo thế giới vẫn chia rẽ về cách chống lại virus. Tôi rất lấy làm tiếc khi phải thừa nhận điều này. Nhưng với môi trường và điều kiện hiện nay, chúng tôi sợ điều tồi tệ nhất sẽ đến. Và đó là lý do tại sao chúng ta phải hành động cùng nhau, cùng chiến đấu với loại virus nguy hiểm này.

Có thể bạn quan tâm:

► Đại dịch COVID-19 làm sụt giảm nhanh chóng dự trữ ngoại hối

► Nợ nần bủa vây người dân Mỹ hậu COVID-19

Nguồn CNBC


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày