Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút mạnh vốn FDI

Thứ Ba | 07/01/2020 20:52

Tổng vốn đăng ký mới và tổng vốn đăng ký điều chỉnh năm 2019 đạt 22,5 tỷ, giảm 11,8% so với năm 2018...

Trong đó, vốn đăng ký mới giảm 6,8% so với năm 2019, quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án mới giảm từ 5,9 triệu USD năm 2018 xuống còn 4,3 triệu USD năm 2019. Mặc dù vốn đầu tư đăng ký mới trong năm 2019 giảm nhưng tốc độ giảm đã nhỏ dần so với các tháng trước. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh 5,8 tỷ USD, bằng 76,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong năm 2019, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án nhỏ (bình quân 4,2 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn mức bình quân của năm 2018 là 6,5 triệu USD/lượt điều chỉnh) và không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ 2018 (năm 2018 có dự án Công ty TNHH Laguna – Singapore điều chỉnh tăng vốn thêm 1,12 tỷ USD).

Theo đối tác đầu tư FDI, thì giá trị mua, góp vốn cổ phần có giá trị lớn nhất đến từ HongKong, Hàn Quốc và Singapore, giá trị này cũng tăng ở các nguồn vốn đến từ Nhật và Trung Quốc. Về vốn FDI đăng ký mới và vốn điều chỉnh năm 2019 cho thấy mức tăng từ HongKong, Trung Quốc và Đài Loan, trong khi các quốc gia khác như Hàn Quốc và Nhật là giảm, trong đó nguồn vốn FDI đến từ Nhật lại giảm mạnh.

Trong năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 24,56 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đăng ký cả về đăng ký vào các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng và góp vốn, mua cổ phần. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng chiếm tới 72% trong đăng ký mới, 93% vốn đăng ký điều chỉnh và chiếm 46% trong giá trị góp vốn, mua cổ phần. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ,….

Nguồn BVSC


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày