Kinh Doanh

Sau tôm, cá tra lại rộng đường vào Mỹ

Minh Anh Thứ Tư | 19/09/2018 09:18

Đề nghị mới của FSIS (Cục kiểm tra An toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ), có lẽ doanh nghiệp cá tra lại có cơ hội xuất khẩu vào Mỹ

Tương đương với hệ thống của Mỹ

Đây là tin vui cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Vì sau khi Mỹ áp thuế CBPG cao vào đầu năm nay, chỉ còn 2 doanh nghiệp Việt trụ lại là Công ty thủy sản Vĩnh Hoàn và Biển Đông, Trước đó, khoảng 11 doanh nghiệp.

Bộ này, vừa đề xuất công nhận Việt Nam đủ điều kiện tương đương để xuất khẩu cá Siluriformes (bộ cá da trơn, bao gồm cá tra, ba sa…) vào thị trường Mỹ.

Văn phòng Đăng ký liên bang vừa đăng bản Dự thảo lấy ý kiến đề xuất công nhận ba nước, gồm Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá da trơn vào Mỹ theo đề xuất của FSIS.

Trong Dự thảo đề xuất, FSIS đã công nhận hệ thống kiểm tra cá da trơn ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan tương đương với hệ thống của Mỹ. Nếu dự thảo đề xuất này là quyết định cuối cùng của Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan sẽ đủ điều kiện xuất khẩu cá da trơn sang thị trường này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết. Quá trình lấy ý kiến về đề xuất này sẽ kéo dài trong 30 ngày kể từ ngày đăng 14.9.

Theo VASEP, cả ba quốc gia trên đã gửi đầy đủ tài liệu cho FSIS nhằm đánh giá và công nhận quá trình kiểm soát hệ thống chất lượng tương đương và đủ điều kiện xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ. FSIS cũng đã xem xét tài liệu và tiến hành kiểm tra thực địa tại các quốc gia này trước khi đưa ra kết luận trong bản Dự thảo.

Đối với Việt Nam, FSIS đã thanh tra 8 trên tổng 13 cơ sở đang xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ và không tìm thấy bất kỳ thiếu sót nào có thể gây hại trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng.

Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan hiện xuất khẩu sản phẩm cá họ da trơn sang Mỹ theo các điều khoản quy định từ tháng 12.2015. Trong đó, quy tắc cuối cùng của FSIS đã yêu cầu kiểm tra bắt buộc đối với sản phẩm cá da trơn.

Sau tom, ca tra lai rong duong vao My
 

Doanh nghiệp Việt được cứu

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết từ năm 2006 đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã phải trải qua 13 đợt rà soát hành chính năm (POR) và một lần rà soát hoàng hôn năm 2009 (là rà soát được thực hiện ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức, hoặc kể từ ngày có kết quả rà soát - nếu rà soát được tiến hành cả về biên phá giá và thiệt hại).

Gần đây nhất là kết quả áp đặt quá cao của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) trong POR 13 lên sản phẩm cá tra Việt Nam đã có tác động đáng kể đến tiến trình tự do thương mại, quyền lợi người tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng đến ngành cá tra, sinh kế của nông dân Việt Nam.

Hiện sản phẩm cá tra có tỷ trọng lớn thứ 2 sau tôm, đạt 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ và chiếm 22% tổng xuất khẩu cá tra Việt Nam. Ghi nhận thực tế kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá tra năm 2017 đã giảm 11% so với năm 2016, vì tác động thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn. Dự kiến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỉ USD.

Thêm vào đó, kết quả thuế giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) giảm mạnh so với đợt xem xét trước. Trong đó, nhiều công ty không thể vào Mỹ như Hùng Vương, Nha Trang, Nam Việt, Thủy sản An Giang… đều ngưng vào Mỹ và có mức thuế giảm trong đợt xem xét lần này. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp bứt phá trong cuối năm.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày