Tài Chính

Động lực thúc đẩy thị trường ngành gạch từ thương vụ nghìn tỷ của Viglacera

Hoàng Kim Thứ Hai | 21/03/2022 17:24

Nhà máy Bạch Mã, nay được đổi tên là Nhà máy Gạch Viglacera – Eurotile đã đi vào hoạt động và cho ra những lô sản phẩm đầu tiên.

Viglacera đầu tư dây chuyền hiện đại nhất thế giới vào sản xuất tấm porcelain khổ lớn bằng công nghệ Continua+ của SACMI (Italia).
Nhà máy Bạch Mã, nay được đổi tên là Nhà máy Gạch Viglacera – Eurotile đã đi vào hoạt động và cho ra những lô sản phẩm đầu tiên.

Trong bối cảnh thị trường gạch ốp lát đối mặt nhiều thách thức, thương vụ nghìn tỷ của Viglacera khi mua lại nhà máy Bạch Mã trở thành điểm sáng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cho thị trường ngành gạch, đặc biệt là ở khu vực phía Nam.

Cuối năm 2021, bằng việc mua lại Bạch Mã – nhà máy có công suất lớn hàng đầu tại Việt Nam, Viglacera đã tạo tiếng vang lớn trong thị trường ngành gạch. Bởi thương vụ trị giá nghìn tỷ này không chỉ giúp Viglacera chính thức nằm trong top 20 doanh nghiệp gạch ốp lát hàng đầu thế giới, mà còn thay đổi hoàn toàn diện mạo cho nhà máy Bạch Mã, biến đây trở thành nhà máy hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.

Từ “Át chủ bài” trong chiến lược sản xuất

Cụ thể, bên cạnh việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân sự, nhà máy Bạch Mã được Viglacera đầu tư dây chuyền hiện đại nhất thế giới vào sản xuất tấm porcelain khổ lớn bằng công nghệ Continua+ của SACMI (Italia). Dây chuyền được cập nhật các công nghệ tạo hình sản phẩm và in ấn trang trí mới nhất của SACMI để tạo ra các tấm porcelain khổ lớn cao cấp với đường vân xuyên suốt.  

Công nghệ Continua+ của Sacmi giúp kiểm soát tỷ trọng và độ dày, tạo ra độ đồng nhất cho sản phẩm.
Công nghệ Continua+ của Sacmi giúp kiểm soát tỷ trọng và độ dày, tạo ra độ đồng nhất cho sản phẩm.

Dây chuyền Continua+ được thiết kế chuyên sản xuất các sản phẩm kích thước lớn, có hoặc không có đường gân xuyên thân, hệ thống trang trí kỹ thuật số ướt DHD thế hệ mới nhất của Sacmi. Đồng thời giúp tạo ra sản phẩm có độ kết khối cao, bề mặt giống các sản phẩm tự nhiên như gỗ, đá, xi măng… Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường cũng như tối ưu hóa nhiên liệu đến mức tối đa. 

Đặc biệt, tấm porcelain khổ lớn của Viglacera sẽ được sản xuất đa dạng về mẫu mã, kích thước và độ dày. Cụ thể, biên độ dày từ 6mm đến 20mm; biên độ rộng linh hoạt với kích thước tối đa 1.600mm x 3.200mm; bề mặt hoàn thiện được thiết kế vô cùng đa dạng và tinh xảo. 

Song song với tấm porcelain khổ lớn, nhà máy Bạch Mã, nay được đổi tên là Nhà máy Gạch Viglacera – Eurotile còn sản xuất nhiều dòng sản phẩm chất lượng khác và được định hướng trở thành “át chủ bài” cho lĩnh vực sản xuất của Viglacera. Đến thời điểm hiện tại, nhà máy đã hoàn thiện dây chuyền và sản xuất những lô sản phẩm đầu tiên phục vụ người tiêu dùng phía Nam.

Đến động lực khởi sắc thị trường ngành gạch

Báo cáo nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng Quý IV/2021 do Viện Kinh tế Việt Nam thực hiện cho biết, ngành gạch ốp lát Việt Nam hiện phân hóa mạnh với 82 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn cùng hàng loạt các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á và đứng thứ 4 thế giới về sản lượng gạch gốm ốp lát với tổng sản lượng đạt khoảng 560 triệu m2. 

Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng hoàn thiện nói chung và gạch ốp lát nói riêng tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực của xu hướng giảm tốc của tăng trưởng ngành xây dựng dân dụng Việt Nam kể từ năm 2015. 

Mức độ ảnh hưởng lớn nhất diễn ra trong năm 2020, 2021 do sự bùng phát phức tạp và nhanh chóng của đại dịch COVID-19, cùng chỉ thị cách ly toàn xã hội trên diện rộng của nhiều địa phương đã đẩy nhanh hơn tốc độ giảm tốc của ngành xây dựng. Tăng trưởng giá trị thực ngành xây dựng giảm mạnh khi thị trường bất động sản cũng như hoạt động xây dựng chung trên cả nước trầm lắng. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng hoàn thiện trong nước sụt giảm mạnh.

Tấm porcelain khổ lớn hứa hẹn mở ra một xu hướng mới nhờ tính thẩm mỹ và ứng dụng linh hoạt.
Tấm porcelain khổ lớn hứa hẹn mở ra một xu hướng mới nhờ tính thẩm mỹ và ứng dụng linh hoạt.

Trong bối cảnh còn nhiều thách thức của thị trường, việc mua lại nhà máy Bạch Mã của Viglacera trở thành điểm sáng của ngành. Tính đến nay, Viglacera sở hữu 7 nhà máy sản xuất gạch ốp lát trên toàn quốc với tổng công suất đạt khoảng 43 triệu m2 sản phẩm/năm. Viglacera tự tin là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, khẳng định tầm nhìn và định hướng phát triển sản phẩm của Viglacera ở phân khúc cao cấp và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho thị trường gạch khu vực phía Nam.

Có thể nói, với thương vụ M&A nghìn tỷ đình đám của ngành gạch cho chiến lược đầu tư công nghệ hàng đầu, Viglacera đã nâng cấp tiêu chuẩn về sản xuất và sản phẩm của mình ngang bằng với những thị trường cao cấp nhất trên thế giới. Đồng thời trong tương lai, doanh doanh nghiệp này cũng sẽ không ngừng mở rộng thị trường, thúc đẩy ngành xây dựng bắt kịp xu hướng thiết kế hiện đại; nâng tầm trải nghiệm và đáp ứng tối đa nhu cầu, tính thẩm mỹ với giá thành cạnh tranh.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày