Thế giới

Anh và Mỹ đang khủng hoảng tuổi trung niên, châu Á mới là động lực của kinh tế thế giới

Trang Lê Thứ Năm | 12/09/2019 13:00

Giao thông tại TP.HCM ngày 01/11/2016. Nguồn ảnh: Thomas Koehler

Đó là quan điểm mà ông Ian Goldin, Cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Giáo sư đại học Oxford, đã chia sẻ với CNBC hôm 9/9.
Giao thông tại TP.HCM ngày 01/11/2016. Nguồn ảnh: Thomas Koehler

Các nước đang phát triển ở châu Á là động lực tăng trưởng chính của thế giới

Vị giáo sư này cho rằng mặc dù cuộc chiến thương mại hiện chỉ gây ra tác động giới hạn đến nền kinh tế Mỹ, nhưng thương chiến lại có thể ảnh nhiều tới các nước khác, và cuối cùng nó sẽ lại gây ra tác động lớn trở lại cho nền kinh tế số 1 thế giới.

Ông Goldin cho biết, nền kinh tế Mỹ hiện đang tăng trưởng tốt là nhờ các biện pháp kích thích tài khóa, như cắt giảm thuế, mà Tổng thống Donald Trump đang thực hiện. Mặt khác, ông lưu ý rằng, sức mạnh đó của nền kinh tế Mỹ cũng một phần lớn là nhờ lực đẩy từ các thị trường nước ngoài.

Ông Goldin lập luận rằng các thị trường mới nổi đang tăng trưởng, trung bình hơn 4,5% và điều đó đang thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Và “chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng trưởng chậm, chậm hơn nhiều ở Mỹ và châu Âu", ông Goldin phân tích.

Trung Quốc và các nước đang phát triển ở châu Á luôn dẫn đầu sự tăng trưởng đó, Goldin lưu ý. Ông hy vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ duy trì mức tăng trưởng 6% trong thập kỷ tới, các thị trường mới nổi cũng có thể duy trì ở mức xung quanh đó.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến ​​sự tái cân bằng, tái cân bằng lịch sử", ông Goldin nói. Trọng tâm tăng trưởng của thế giới rõ ràng đang dịch chuyển tới châu Á. Đây là một điều tốt. Tăng trưởng toàn cầu sẽ đến từ những nơi thật sự cần nó, như các nước đang phát triển.

Cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ian Goldin, hiện đang là Giáo sư Oxford. Nguồn ảnh: Oxford
Ông Ian Goldin, cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, hiện đang là Giáo sư Đại học Oxford. Nguồn ảnh: Oxford

Mỹ và Anh đang trong một ‘cuộc khủng hoảng tuổi trung niên’

Sự thay đổi đó sẽ làm cho nền kinh tế toàn cầu trở nên bền vững hơn so với trước đây. "Khi mà Mỹ bị cảm lạnh, phần còn lại của thế giới không còn bị hắt hơi nữa", ông Goldin ví như thế.

Nhưng điều này không có nghĩa là nền kinh tế Mỹ sẽ không chịu áp lực trong tương lai. Trên thực tế, nếu Mỹ càng hướng nội, nước này sẽ càng dễ bị tổn thương hơn, ông Goldin nhận xét. Ông dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc khi nước này bước vào cuộc bầu cử 2020 và Tổng thống Trump sẽ mất khá nhiều công sức để hùng biện cho điều đó.

Ông Gold cho biết thêm: "Tôi nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ chủ nghĩa bảo hộ và nó không chỉ ảnh hưởng tới những người bỏ phiếu cho ông Trump".

Và ông Goldin đã ví von rằng, những gì đang xảy ra ở Mỹ, Anh và một số nước châu Âu, như là một cuộc "khủng hoảng tuổi trung niên". Họ phải chấp nhận vị trí của mình trong trật tự thế giới mới.

Bên cạnh đó, ông Goldin cũng cho rằng: "Khi châu Âu, Anh và Mỹ nhận ra rằng họ không còn khả năng dẫn dắt thế giới thêm nữa, tôi nghĩ họ sẽ phải điều chỉnh và thích nghi. Nó cũng giống như một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên của các giám đốc điều hành". Nhưng về lâu dài, Goldin cho biết ông lạc quan rằng Mỹ sẽ tìm thấy vai trò mới.

"Tôi nghĩ, sớm thôi, Mỹ sẽ tìm thấy vai trò mới của mình. Khi họ nhận ra rằng họ là một phần của thế giới toàn cầu, nhưng đó sẽ là một quá trình dài đầy thách thức", Giáo sư Oxford lưu ý.

Kỷ nguyên châu Á: 2020

Châu Á vẫn mê than

Nguồn CNBC


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày