Thế giới

Đại dịch COVID-19 làm giảm tuổi thọ con người trên thế giới

Phùng Mỹ Thứ Ba | 28/09/2021 09:52

Đại dịch đã xóa sổ nhiều năm tiến bộ về tuổi thọ của con người. Ảnh: AP.

Nghiên cứu cho thấy đàn ông Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.
Đại dịch đã xóa sổ nhiều năm tiến bộ về tuổi thọ của con người. Ảnh: AP.

Theo một nghiên cứu được Đại học Oxford công bố ngày 27/9, tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới đã giảm trong năm 2020 do đại dịch COVID-19. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết, tuổi thọ trung bình đã giảm hơn 6 tháng so với năm 2019 ở 22 trong số 29 quốc gia được phân tích trong nghiên cứu, bao gồm các quốc gia ở châu Âu, Mỹ và Chile. Đáng chú ý, tuổi thọ trung bình của đàn ông Mỹ đã giảm hơn 2 năm vào năm 2020.

Nhân viên y tế bên ngoài bệnh viện dành cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 ở Ukraine. Ảnh: Reuters.
Nhân viên y tế bên ngoài bệnh viện dành cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 ở Ukraine. Ảnh: Reuters.

Cũng theo nghiên cứu, việc giảm tuổi thọ ở các quốc gia khác nhau đều có liên quan đến tỉ lệ tử vong do COVID-19. Cho đến nay đã có gần 5 triệu ca tử vong do COVID-19, theo thống kê của Worldometers.

Tiến sĩ Ridhi Kashyap - đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã làm rõ tác động của COVID-19 và cho thấy nó gây ra một cú sốc khủng khiếp như thế nào đối với nhiều quốc gia trên thế giới”.

Bên cạnh đó, tuổi thọ của nam giới giảm nhiều hơn nữ giới ở hầu hết các quốc gia, trong đó nam giới ở Mỹ sụt giảm nhiều nhất với tuổi thọ trung bình giảm 2,2 năm so năm 2019.

Tại Mỹ, tỉ lệ tử vong gia tăng chủ yếu ở những người trong độ tuổi lao động và những người dưới 60 tuổi, trong khi đó ở châu Âu, tỉ lệ tử vong gia tăng đáng kể ở những người hơn 60 tuổi.

Đối với các nước Tây Âu như Tây Ban Nha, Anh và xứ Wales, Ý, Bỉ, cùng những nước khác, lần cuối cùng mức độ suy giảm tuổi thọ trung bình lớn như vậy được quan sát thấy trong một năm là trong Chiến tranh thế giới thứ hai”, đồng tác giả nghiên cứu José Manuel Aburto nói.

“Để đạt tuổi thọ như hiện tại, các quốc gia này phải mất trung bình 5,6 năm để tăng thêm 1 năm tuổi thọ. Giờ đây, tiến bộ ấy đã bị xóa sổ chỉ trong năm 2020 bởi COVID-19”, Tiến sĩ Aburto nói.

COVID-19 giáng một đòn mạnh vào tuổi thọ của con người: Sự khác biệt về tuổi thọ qua các năm. Ảnh: Đại học Oxford.
COVID-19 giáng một đòn mạnh vào tuổi thọ của con người: Sự khác biệt về tuổi thọ qua các năm. Ảnh: Đại học Oxford.

Các chuyên gia y tế đã cho rằng sự khác biệt về mặt sinh học và các yếu tố hành vi khiến tỉ lệ mắc bệnh nghiêm trọng ở nam giới cao hơn so với nữ giới, ít nhất là trong ngắn hạn.

 

“Trong khi phụ nữ và nam giới có xu hướng mắc bệnh COVID-19 với tỉ lệ khá giống nhau, nam giới dường như bị bệnh nặng hơn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều thú vị là phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh “COVID-19 kéo dài” cao hơn”, Phó giáo sư dịch tễ học tại trường y Đại học Johns Hopkins David Dowdy cho biết.

Có thể bạn quan tâm:

Dịch bệnh thổi bùng nỗi lo về sức khỏe tâm thần


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày