Thế giới

Nelson Mandela: Người ủng hộ nữ quyền

Thứ Bảy | 14/12/2013 16:12

Nelson Mandela là một người ủng hộ nữ quyền, giải phóng nữ giới, và hoạt động vì phụ nữ trong cả cuộc đời ông.

Ông được yêu quý và hâm mộ trên toàn thế giới vì giúp chấm dứtchế độ phân biệt sắc tộc và hàn gắn vết thương của một quốc gia bị chia rẽ sâusắc.

Nhưng trong cuộc chiến vì tự do toàn diện, nhà giải phóngdân tộc cũng dành thời gian cho một sự nghiệp khác – giải phóng phụ nữ.

Đây là năm hoạt động lớn của Nelson Mandela để thúc đẩy bìnhđẳng nam nữ trong sự nghiệp vì công lý của ông.

Chiến lược Giới tính

Mặc dù ông đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc lật đổ chếđộ apartheid, từ sớm ông đã nhận ra không có thành công nào thiếu được bình đẳngnam nữ.

Nelson Mandela trong lễ tuyên thệ nhậm chức năm 1994
Nelson Mandela trong lễ tuyên thệ nhậm chức năm 1994

Trong bài khai mạc quốc hội đầu tiên của ông năm 1994, tổngthống Mandela tuyên bố: “Tự do không thể đạt được cho tới khi phụ nữ được giảiphóng khỏi mọi hình thức áp bức… Công việc của chúng ta phải là giải phóng phụnữ, giải phóng nam giới, và giải phóng con trẻ.”

Tỉ lệ có mặt của phụ nữ trong quốc hội Nam Phi tăng lên 10 lần,từ 2,7% thời kỳ apartheid tới 27% của đợt bầu cử dân chủ đầu tiên năm 1994.Mandela đã chọn một phần ba nội các của ông là phụ nữ.

Ngày nay 44% chính trị gia Nam Phi là phụ nữ, rất gần tới mụctiêu chính phủ đặt ra là “Bình đẳng giới tính 50/50” vào 2015.

Một trong những người nổi tiếng nhất là Frene Ginwala, Chủ tịchQuốc hội. Bà đạt được vị trí này trong nhiệm kỳ ông Mandela và giữ được nó tớinhiệm kỳ đầu của Tổng thống Thabo Mbeki.

Mandela và bà vợ cũ Winnie trong ngày cưới 1954. Về sau bà tham gia Liên hiệp Phụ nữ của ANC và là chính trị gia có tiếng
Mandela và bà vợ cũ Winnie trong ngày cưới 1954. Về sau bà tham gia Liên hiệp Phụ nữ của ANC và là chính trị gia có tiếng

Phụ nữ trong phong trào chống apartheid

Trong cuốn tự sự nổi tiếng “Con đường dài tới tự do,”Mandela công nhận nam giới không phải thành phần duy nhất của phong trào chốngapartheid.

Thực tế là Liên hiệp Phụ nữ của ANC đóng vai rất quan trọng.

Một trong những thời điểm đáng nhớ nhất là ngày 9/8/1956.20.000 phụ nữ đã diễu hành tới Tòa nhà Công đoàn ở Pretoria để phản đối điều luậtbắt phụ nữ da đen phải mang giấy phép vào thành phố.

“Những phụ nữ đó dũng cảm, kiên định, nhiệt tình, không laychuyển. Cuộc biểu tình của họ chống lại giấy phép da đen đã đặt ra tiêu chuẩn chobiểu tình chống chính phủ chưa bao giờ bị vượt qua,” Mandela viết trong cuốnsách.

Gần 40 năm sau ngày biểu tình đó, năm 1994 ông tuyên bố 9tháng Tám là ngày Phụ nữ Nam Phi để vinh danh họ.

Mandela và dàn đồng ca hát mừng ngày thông qua hiến pháp mới của Nam Phi năm 1996
Mandela và dàn đồng ca hát mừng ngày thông qua hiến pháp mới của Nam Phi năm 1996

Công bằng trong hiến pháp

Với Mandela, dân chủ và bình đẳng giới tính không nằm xanhau.

Năm 1995, trong khi soạn thảo hiến pháp Nam Phi, ông nói: “Đểtưởng nhớ tới những đoàn quân phụ nữ đã mở đường đấu tranh cho công lý trướcchúng ta, hãy in đậm vào điều luật tối cao của quốc gia những nguyên tắc vữngvàng nâng cao quyền lợi phụ nữ.”

Trong Ngày Nhân quyền Quốc tế tháng 12 năm 1996, Mandela kýthông qua Hiến pháp Nam Phi. Theo đó phụ nữ Nam Phi được hưởng bộ quyền lợi đầyđủ nhất thế giới.

“Nhà nước không được phân biệt đối xử bất công trực tiếp haygián tiếp một người vì những nguyên do sau, bao gồm chủng tộc, giới tính, tìnhdục, thai sản, hôn nhân, nguồn gốc xã hội hay dân tộc, màu da, xu hướng giớitính, tuổi tác, tàn tật, tôn giáo, lương tâm, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ vànguồn gốc gia đình”.

Hiến pháp đặt ra Ủy ban Bình đẳng Giới với nhiệm vụ “tạo ramột xã hội không còn áp bức về giới cũng như mọi bất bình đẳng khác.”



Công ước Liên Hợp Quốc

Năm 1993 một năm trước khi Nelson Mandela trở thành tổng thốngbầu cử dân chủ đầu tiên ở Nam Phi, nước này ký Công ước Liên Hợp Quốc về chấm dứtmọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

Hai năm sau, quốc gia cầu vồng này phê chuẩn hiệp định khiông là tổng thống.

Thường được gọi là “tuyên ngôn quyền lợi phụ nữ quốc tế”, hiếnchương đặt ra để chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Hoa Kỳ vẫnchưa phê chuẩn hiệp ước này.

Nelson Mandela phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 10 năm 1994. Một năm sau Nam Phi phê chuẩn Công ước LHQ về chống mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
Nelson Mandela phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 10 năm 1994. Một năm sau Nam Phi phê chuẩn Công ước LHQ về chống mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

Cất tiếng nói vì phụ nữ

Năm 1996 Mandela đọc bài phát biểu lôi cuốn kêu gọi bình đẳngđầy đủ và chấm dứt bạo lực tình dục với phụ nữ trong ngày Phụ nữ Nam Phi.

Công nhận những thử thách trước mắt, ông nói “Chừng nào phụnữ còn bị trói buộc bởi nghèo đói, chừng nào họ còn bị coi thường, nhân quyền vẫnthiếu sức sống.”

“Chừng nào lối suy nghĩ lạc hậu ngăn cản phụ nữ đóng góp cóý nghĩa cho xã hội, tiến bộ sẽ vẫn chậm. Chừng nào đất nước vẫn từ chối công nhậnvai trò bình đẳng của hơn một nửa chúng ta, ta sẽ không thể thành công.”

Nhưng Mandela đã đi xa hơn các bài phát biểu để thực hiệnhành động cải thiện cuộc sống phụ nữ. Nhiệm kỳ tổng thống của ông đã đưa rachương trình chăm sóc miễn phí sức khỏe sản phụ trước và sau khi sinh cũng nhưcho trẻ tem trước 6 tuổi của y tế công.

Mandela kể chuyện hài trong buổi sinh nhật thứ 87 của ông với trẻ em trong buổi lễ doQuỹ Trẻ em Nelson Mandela tổ chức năm 2007
Mandela kể chuyện hài trong buổi sinh nhật thứ 87 của ông với trẻ em trong buổi lễ do Quỹ Trẻ em Nelson Mandela tổ chức năm 2007

Ngày nay Nam Phi vẫn đối mặt với nhiều thử thách về nạn bạolực với phụ nữ. Trong những năm qua ông thường thể hiện lo lắng về nỗ lực đạt tớibình đẳng nữ giới.

Điều này không cản trở Mandela và bà vợ thứ ba của ông GracaMachel. Hai vợ chồng vẫn tiếp tục làm việc về chủ đề này sau khi ông rời chức tổngthống. Và mặc dù quốc gia cầu vồng vẫn chưa đạt tới mục tiêu Mandela vẽ ra, ôngvẫn là nguồn cảm hứng cho những người hoạt động giành công lý xã hội.

Nguồn CNN


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày